Đồng Phạm Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015

Theo quy định của pháp luật, đồng phạm là những người tham gia cùng nhau trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Đối với các trường hợp này, pháp luật sẽ xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng đối tượng trong hành vi phạm tội.

Việc xác định đồng phạm theo quy định của pháp luật là cực kỳ quan trọng để đảm bảo công bằng và minh bạch trong quá trình xét xử và xử lý hình sự.

Khi nào được coi là đồng phạm?

Căn cứ theo quy định tại điều 17 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như vậy có thể hiểu đồng phạm phải là trường hợp có 02 người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm trong đó người đồng phạm thực hiện chức năng của một trong bốn người được quy định trong Bộ Luật hình sự bao gồm: Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

Đối với người tổ chức là trường hợp  phạm tội có tổ chức trong đồng phạm việc xác định trường hợp có tổ chức dựa vào sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Đồng phạm
Đồng phạm

Xem thêm: 

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được quy định tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Trong đó, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 51; điều 52; Chương IV Bộ Luật hình sự 2015.

Phân loại đồng phạm theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Trên thực tế trong trường hợp đồng phạm, một người có thể tham gia vào vụ án đồng phạm khi thực hiện cả 4 hành vi nói trên, có người chỉ tham gia thực hiện một hành. Có người tham gia toàn bộ quá trình thực hiện tội phạm có người chỉ tham gia vào một giai đoạn nào đấy.

Trong vụ án đồng phạm có thể có đủ 4 loại người đồng phạm có thể chỉ có 1 loại người đồng phạm (đây là trường hợp đồng phạm đơn giản khi tất cả những người đồng phạm đều là người thực hiện tội phạm, không có những người đồng phạm khác).

Giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm có mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này quyết định hành vi của người khác và hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung.

Trong các hành vi trong đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn các loại hành vi khác thông qua hành vi người thực hành mà gây ra hậu quả.

Mặt chủ quan của đồng phạm có nghĩa là những người trong đồng phạm phải cùng cố ý, tức là phải có sự liên kết về mặt chủ quan giữa những người trong đồng phạm. Đồng phạm chỉ có thể đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý (có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp).

Đồng phạm
Đồng phạm

Xem thêm:

Người thực hành

Căn cứ tại khoản 3 điều 17 Bộ Luật hình sự có thể hiểu người thực hành là trường hợp đồng phạm quan trọng nhất trong số những người đồng phạm và là loại người không thể thiếu trong bất cứ vụ án đồng phạm nào. Nói cách khác, trong vụ án đồng phạm có thể không có người đồng phạm khác nhưng bắt buộc phải có người thực hành. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người thực hành có hai loại thực hành trực tiếp và thực hành gián tiếp. Cụ thể:

  • Người thực hành ở dạng thứ nhất: Là người tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm không thông qua người khác như trực tiếp thực hiện hành vi đâm, bắn.
  • Người thực hành ở dạng thứ hai: Người này không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Cho dù thông qua người khác nhưng người này vẫn bị coi là người thực hành.

Người tổ chức

Theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ Luật hình sự có thể hiểu người tổ chức có đặc điểm nổi bật và cơ bản nhất là tập hợp những người đồng phạm khác. Do đó, người tổ chức là người nguy hiểm nhất trong số những người đồng phạm Người tổ chức bao gồm 3 loại người như sau:

  • Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có hành vi tham
  • Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn.
  • Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm tội. Trên thực tế, một người tổ chức có thể là một người thực hiện cả ba hành vi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, có thể chỉ thực hiện một trong 3 hành vi nói trên

Người xúi giục

Căn cứ tại khoản 3 điều 17 Bộ Luật hình sự có thể hiểu người xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục nguy hiểm ở chỗ họ tác động vào tư tưởng người khác làm hình thành ý định phạm tội trong đầu người khác trong khi nếu không có sự xúi giục thì họ không ý định phạm tội.

Người xúi giục chỉ xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tôi chưa đạt. Khi tội phạm đã hoàn thành chưa kết thúc thì việc xúi giục không còn ý nghĩa nữa. Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:

  • Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động, dụ dỗ thúc đẩy khiến người này hình thành ý định phạm tội.
  • Hành vi xúi giục phải nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định

Ví dụ: A xúi giục B giết người, B không giết nhưng xúi giục C và C thực hiện hành vi giết người.

Đồng phạm
Đồng phạm

Xem thêm:

Người giúp sức

Theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ Luật hình sự có thể hiểu người giúp sức là người tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội pham Người giúp sức có 2 dạng:

  • Giúp sức về vật chất: là cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác dụng để thực hiện tội phạm.
  • Giúp sức về tinh thần: như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật. Khác với người xúi giục, người giúp sức có thể có ở giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc và hành vi giúp sức có thể được thực hiện dưới dạng không hành động. Ví dụ: nhưng biết mà im lặng để cho người khác phạm tội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top