Trình Tự Thủ Tục Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc Cơ quan tố tụng có thẩm quyền xét xử (Toà án) sẽ tiến hành xem xét và giải quyết vụ án hình sự theo quy trình của pháp luật. Qua quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, thu thập chứng cứ và lắng nghe các bên liên quan, cơ quan xét xử sẽ đưa ra những phán quyết công bằng và minh bạch. Việc xét xử vụ án hình sự đòi hỏi tính cẩn thận và chính xác, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.

Xét xử sơ thẩm được hiểu như thế nào?

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong các giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Toà án nắm vai trò thực hiện quyền xét xử theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức toà án nhân dân. Trên cơ sở tranh tụng tại phiên toà kèm tài liệu chứng cứ đã thu thập từ trước là căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết vụ án bằng việc tuyên án bị can, bị cáo có tội hay không có tội thể hiện trên bản án.

Bên cạnh đó ngoài việc đưa ra Bản án Toà án còn có quyền đưa ra các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung… Bản án sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật và sẽ được giải quyết bởi Toà án cấp trên.

Toa an nhan dan thanh pho Ha Noi
Toa an nhan dan thanh pho Ha Noi

Xem thêm: Quy định của pháp luật về bào chữa và người bào chữa? Các hướng bào chữa cơ bản trong vụ án hình sự?

Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì việc Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành theo quy trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:

Bước 1: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án

Đây là giai đoạn trước xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giai đoạn này là giai đoạn phía Toà án nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm đưa ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay quyết định đưa vụ án ra xét xử, cụ thể:
Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có), Tòa án phải kiểm tra và xử lý:

  • Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
  • Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
  • Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.
  • Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
    • Đưa vụ án ra xét xử;
    • Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
    • Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
    • Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu đề nghị trước khi mở phiên toà

Theo quy định tại điều 279 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị:

  • Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án;
  • Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín;
  • Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa.
  • Nếu xét thấy yêu cầu, đề nghị có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do.
Toa an nhan dan thanh pho HCM
Toa an nhan dan thanh pho HCM

Bước 3: Thực hiện thủ tục bắt đầu phiên toà

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
  • hai mạc phiên toà
  • Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
  • Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản (Nếu có)
  • Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
  • Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Bước 4: Tiến hành tranh tụng tại phiên toà

  • Công bố bản cáo trạng
  • Tiến hành xét hỏi và kết thúc việc xét hỏi
  • Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa; Kiểm sát viên tiến hành luận tội
  • Tiến hành tranh luận tại phiên tòa
  • Tiếp tục xét hỏi
  • Bị cáo nói lời sau cùng

Bước 5: Nghị án và tuyên án

  • Nghị án: Sau khi kết thúc tranh luận, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận về quyết định bản án, tiến hành xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến luận tội của viện kiểm sát, lời bào chữa, ý kiến của bị cáo, người có lợi ích cần được giải quyết trong vụ án. Thành viên hội đồng xét xử tiến hành biểu quyết các vấn đề của vụ án theo đa số.
  • Tuyên án: Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.
  • Trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án.
Toa an nhan dan thanh pho Ha Noi
Toa an nhan dan thanh pho Ha Noi

Xem thêm: Hợp đồng thương mại là gì theo quy định của Luật thương mại 2005?
Như vậy, Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm bao gồm 5 bước như trên. Trong trường hợp không đồng ý với bản án xét xử sơ thẩm có thể kháng nghị hoặc kháng cáo bản án sơ thẩm và sẽ được giải quyết bởi Toà án cấp trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top