Quy Trình Đăng Ký Bào Chữa Cho Bị Can, Bị Cáo Trong Vụ Án Hình Sự

Quy trình đăng ký bào chữa là việc Cá nhân, tổ chức đăng ký thực hiện bào chữa theo đơn mời người bào chữa của bị can, bị cáo hoặc trong trường hợp bào chữa chỉ định.

Quy trình đăng ký bào chữa vụ án hình sự cho bị cáo là quá trình phức tạp và cần tuân thủ các quy định pháp luật. Việc đăng ký bào chữa đúng thủ tục và kịp thời sẽ giúp bị cáo có cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.

Quy định của pháp luật về người bào chữa

Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa như sau:

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Người bào chữa có thể là:

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Những người sau đây không được bào chữa:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.

 

Quy trình đăng ký bào chữa
Quy trình đăng ký bào chữa

Xem thêm: Trình Tự, Thủ Tục Xét Xử Theo Thủ Tục Tái Thẩm Vụ Án Hình Sự

Thủ tục đăng ký bào chữa vụ án hình sự

Trong trường hợp người bào chữa muốn bào chữa một vụ án hình sự thì phải cần đăng ký bào chữa theo quy định của pháp luật đây là thủ tục bắt buộc nếu người bào chữa muốn tham gia tố tụng.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 70/2011/TT-BCA quy định:

  • Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa thì trong thời hạn 24 giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh;
  • Trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.

Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
  • Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
  • Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;
  • Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
  • Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 78 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án.

Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015;
  • Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

  • Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;
  • Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;
  • Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.
    Quy trình đăng ký bào chữa
    Quy trình đăng ký bào chữa

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam theo Madrid

Quy trình đăng ký bào chữa cho bị can, bị cáo

Từ các căn cứ trên, có thể thấy quy trình đăng ký bào chữa vụ án hình sự bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Điều tra viên hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư. (Nếu người phạm tội có nhu cầu mời luật sư)

Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân/giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.

Bước 3: Luật sư tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại cơ quan điều tra.

Bước 4: Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo về việc đăng ký bào chữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top