Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh mẽ, các vụ án kinh tế ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp chuyên môn từ các luật sư hình sự. Luật sư hình sự không chỉ đóng vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, mà còn hỗ trợ trong việc tìm hiểu, phân tích và đưa ra các chiến lược pháp lý tối ưu nhằm đảm bảo một quá trình xét xử công bằng.
Tội phạm kinh tế là gì?
Tội phạm về kinh tế hay chính xác là tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc gia, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Các tội xậm phạm trật tự quản lý kinh tế được chia thành ba nhóm:
1. Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm:
- Tội buôn lậu;
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;
- Tội đầu cơ;
- Tội quảng cáo gian dối;
- Tội lừa dối khách hàng;
- Tội vi phạm quy định về cung ứng điện.
2. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng chứng khoán, bảo hiểm bao gồm:
- Tội trốn thuế;
- Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;
- Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả;
- Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;
- Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;
- Tội lập quỹ trái phép;
- Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;
- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác;
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán;
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán;
- Tội thao túng thị trường chứng khoán;
- Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán;
- Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm;
- Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Tội gian lận bảo hiểm y tế;
- Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
3. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh;
- Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản;
- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí;
- Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên;
- Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai;
- Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai;
- Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ;
- Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng;
- Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
Vai trò của luật sư hình sự khi hỗ trợ trong các vụ án kinh tế
Hơn cả một luật sư hình sự thông thường, luật sư trong vụ án kinh tế vô cùng quan trọng, bởi lẽ các vụ án hình sự về kinh tế luôn phức tạp, đòi hỏi luật sư không chỉ nắm vững các quy định pháp luật mà còn nắm vững các kiến thức kinh tế.
Vai trò của luật sư hình sự trong các vụ án kinh tế là:
- Luật sư hình sự sẽ tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo xuyên suốt các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
- Tham gia trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung và lấy lời khai của bị can, bị cáo.
- Xác minh và thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bào chữa cho bị can, bị cáo.
- Luật sư trao đổi và hướng dẫn bị can, bị cáo cách trình bày lời khai, ý kiến theo hướng có lợi nhất.
- Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
- Sau phiên tòa, luật sư hình sự có thể dự liệu được trước cho bị cáo hướng giải quyết vụ án của Toà án. Luật sư có thể giải thích các nội dung trong bản án. Nếu không hài lòng với kết quả xét xử, bị cáo có thể nói chuyện với luật sư về việc kháng cáo bản án của Tòa án.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi phát hiện có sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án.
- Các công việc khác phục vụ cho việc bào chữa cho bị can, bị cáo.
Tại sao cần luật sư hình sự trong các vụ án kinh tế?
Trong thực tế thì việc không cần luật sư trong các vụ án kinh tế là không khả thi nếu bạn không có kiến thức pháp luật hình sự. Luật sư hình sự sẽ giúp bạn được bảo vệ những quyền lợi hợp pháp cũng như đưa ra những lời khuyên cần thiết nhất cho bạn và gia đình bởi:
- Luật sư hình sự là người hiểu rõ những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp tới vụ việc của bị can/bị cáo nên có thể xử lý vụ việc một cách nhanh chóng.
- Các luật sư sẽ tư vấn, trò chuyện để giúp bị can/bị cáo bình tĩnh và đưa ra lời khai, lời trình bày chính xác và có lợi nhất.
- Luật sư giúp thu thập thông tin có lợi cho bị can/bị cáo trong vụ án hình sự.
- Luật sư sẽ theo sát vụ việc về thời hạn thời hiệu để kịp thời phát hiện các sai phạm (nếu có) trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Xem thêm: