Xu hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án theo các chính sách mới của Quốc hội năm 2025

Trong bối cảnh ngày càng nhiều giao dịch bảo hiểm được ký kết, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trở thành một trong những vấn đề pháp lý phổ biến. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có thể gây ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan. Để giải quyết hiệu quả những vấn đề này, việc áp dụng các biện pháp tiên tiến và phù hợp là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm mới nhất tại Tòa án, giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi và đạt được kết quả công bằng.

Hợp đồng bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm?

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong đó có các loại hợp đồng bảo hiểm như sau:

  • Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
  • Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
  • Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
  • Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án

Nộp đơn khởi kiện

Tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Hòa giải

Căn cứ theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Xét xử sơ thẩm

Căn cứ theo Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm: “Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.”

Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án, trường hợp các bên đương sự không đồng ý với bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên thì có quyền nộp đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung bản án.

Thời hạn các bên kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp đương sự vắng mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời gian 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được tuyên án.

Nếu quá thời hạn 15 ngày các đương sự không kháng cáo thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, Tòa án không giải quyết kháng cáo mà các đương sự phải nộp đơn kháng nghị đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị tuyên vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
  • Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
  • Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tại Tòa án là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc tham khảo luật sư ngay từ giai đoạn đầu sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi và tăng khả năng thành công trong việc giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top