Yếu tố cấu thành tội phạm là quá trình hình thành và phát triển của các hoạt động vi phạm pháp luật trong xã hội. Tội phạm có thể bao gồm nhiều loại hình và mức độ khác nhau, từ những hành vi vi phạm nhỏ nhặt cho đến những tội phạm nghiêm trọng.

Tội phạm được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại điều 8 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về Khái niệm của tội phạm có thể hiểu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý

Tội phạm có thể xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Cau thanh toi pham
Cau thanh toi pham

Xem thêm: Án treo là gì? Khi nào thì được hưởng án treo?

Các yếu tố cấu thành của tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm là những yếu tố tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong văn bản pháp luật. Tuy mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành tội mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có bao gồm: Yếu tố khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể

Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan là một trong bốn yếu tố trong cấu thành tội phạm bản chất của yếu tố khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể phạm tội bao gồm: hành vi của chủ thể, hậu quả của hành vi, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, địa điểm, phương tiện, thời gian phạm tội, hoàn cảnh phạm tội. Thông qua các biểu hiện của yếu tố khách quan có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi do tội phạm gây ra. Yếu tố khách quan cấu thành tội phạm bao gồm:

  • Hành vi: Hành vi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả tội phạm được thể hiện ra bên ngoài có thể là hành động hoặc không hành động. Đối với các hành vi hành động (VD như: Hành vi giết người, hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hiếp dâm…), hành vi không hành động (VD như: Không cứu giúp người đang ở trình trạng nguy hiểm đến tính mạng, không tố giác tội phạm…)
  • Hậu quả: Hậu quả là kết quả trực tiếp do hành vi gây ra VD: Đối với hậu quả của tội giết người làm nạn nhân tử vong hoặc có thể là không tử vong
  • Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là mối liên kết giữa hành vi này dẫn đến hậu quả kia
Cau thanh toi pham
Cau thanh toi pham

Xem thêm: Người dưới 18 tuổi phạm tội thì bị xử lý như thế nào?

Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan được hiểu là những tâm lý bên trong của người phạm tội được phản ánh qua lỗi của chủ thể, động cơ, mục đích chủ quan

  • Động cơ: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội tuy nhiên không phải tội phạm nào cũng bao gồm yếu tố động cơ trong cấu thành tội phạm
  • Mục đích: Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội cố ý trực tiếp
  • Lỗi: Lỗi là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý xuất hiện dưới dạng cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý xuất hiện dưới dạng vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả theo quy định tại điều 10, điều 11 Bộ Luật hình sự 2015.
    • Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
    • Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
    • Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
    • Vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Cau thanh toi pham
Cau thanh toi pham

Xem thêm: Thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh thực hiện như thế nào?

Yếu tố chủ thể

Theo quy định tại điều 12 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Tuy nhiên trong một số điều quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 đòi hỏi chủ thể phải từ đủ 18 tuổi trở lên VD: “Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” yêu cầu chủ thể phạm tội phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới thoả mãn yếu tố chủ thể tội danh này.

Yếu tố khách thể

Khách thể  của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ Luật hình sự bảo vệ

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top