Hợp đồng mua bán ngoại thương là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc thực hiện hợp đồng này, các bên tham gia cần phải tuân thủ các quy định được quy định pháp luật.

Hoạt động ngoại thương là gì?

Định nghĩa hoạt động ngoại thương được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, theo đó:

“Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Xem thêm: Tổ chức nào thực hiện giám sát và hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế?

Hoat dong ngoai thuong

Đặc điểm của hoạt động ngoại thương

Hoạt động ngoại thương là một phần của hoạt động thương mại. Cho nên, nó bao gồm các đặc điểm chung của hoạt động thương mại và các đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:

– Trong lĩnh vực ngoại thương quốc tế, những sản phẩm trong đây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các sản phẩm trong nước.

– Tốc độ tăng trưởng của dòng sản phẩm vô hình có sự phát triển nhanh hơn so với những dòng sản phẩm hữu hình.

– Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt.

– Phạm vi, phương thức cạnh tranh cũng như công cụ có sự phát triển rất đa dạng không chỉ về bao bì, giá cả, loại hàng, hình thức vận chuyển.

– Các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bán chạy hơn so với các dòng sản phẩm mang tính truyền thống.

Hoạt động ngoại thương bao gồm những hoạt động gì?

Hiện nay, Việt Nam đã và đang rất chú trọng đến lĩnh vực ngoại thương và xem nó như một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, chính trị. Phạm vi hoạt động diễn ra thường thấy của hoạt động ngoại thương bao gồm:

– Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, máy móc, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

– Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình như các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu…) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

– Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.

– Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.

– Xuất khẩu tại chỗ.

Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?

Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, các yếu tố nước ngoài trong một hợp đồng mua bán ngoại thương được luật pháp các nước và các điều ước quốc tế quy định khác nhau.

Ví dụ: Theo tinh thần của Công ước La-haye 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình thì một hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương khi các bên chủ thể của hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá trong hợp đồng được chuyển dịch qua biên giới và hợp đồng được xác lập ở các nước khác nhau (Điều 1).

Theo Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì yếu tố nước ngoài của hợp đồng là yếu tố chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (khoản 1 Điều 1).

Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay?

Hop dong ngoai thuong

Quy định về hợp đồng mua bán ngoại thương

Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương

Đối tượng của hợp đồng ngoại thương là hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ – CP. Hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương

Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Pháp luật của đại đa số các nước đều quy định hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý về mặt hình thức khi nó được thể hiện dưới hình thức văn bàn.

Tuy nhiên, Điều 11 Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có quy định:

“Không yêu cầu hợp đổng mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bán hoặc phải tuân thủ một yêu cầu nào đó về mặt hình thức…”.

Việc quy định này nhằm đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể hợp đồng thuộc các nước thành viên công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, Điều 96 của Công ước cũng quy định rõ: Nếu nước thành viên mà trong pháp luật của nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng.

Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam có quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”. Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương ở đây có thể hiểu là hình thức thư từ, điện tín, telex, fax cũng được coi là văn bản.

Xem thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được thực hiện như thế nào?

Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương

Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thể hiện thỏa thuận, biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào do các bên thỏa thuận đưa vào hợp đồng cũng được coi là hợp pháp,  hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng những điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.

Về mặt pháp lý, để tránh những tranh chấp có thể xảy ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể, thông thường một hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải có những điều khoản chủ yếu sau đây:

– Phần mở đầu: Ghi số của hợp đồng, tên gọi, địa chỉ pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) một cách đầy đủ (không viết tắt), ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm ký hợp đồng. Đây là vấn đề quan trọng có liên quan đến việc xác định pháp luật áp dụng khi có tranh chấp xảy ra.

– Phần nội dung : Đây là phần cơ bản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy, nó cần phải được ghi một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Phần này thường có các điều khoản sau:

+ Đối tượng của hợp đồng: Hàng hoá phải được ghi cụ thể, chính xác tên thường gọi đối với hàng hoá đó, có kèm theo tên thương mại hoặc tên khoa học (nếu có) hoặc ghi kèm theo tên người sản xuất.

+ Số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá: Có thể ghi những nội dung này bằng những con số cụ thể hoặc có dung sai. Số dung sai tăng (+); giảm (-) theo tỷ lệ (%) nhất định do các bên thỏa thuận.

+ Phẩm chất hàng hoá: Việc xác định phẩm chất hàng hoá phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc xác định bởi đặc tính lý, hoá của nó: hoặc theo một mẫu nhất định: hoặc theo một tiêu chuẩn (quốc gia, quốc tế) đối với hàng hoá đó.

+ Giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần phải được quy định cụ thể.

Giá cả phải được ghi bằng chữ và đồng tiền tính giá. Chú ý khi ghi đồng tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của nước nào. Vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các nước tuy tên gọi giống nhau nhưng giá trị lại khác nhau.

+ Thời hạn giao hàng: Để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thỏa thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào một khoảng thời gian cụ thể.

+ Phương thức giao hàng: Phương thức giao hàng là những quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng Trong thực tiễn thương mại quốc tế, để tránh nhầm lẫn khi thỏa thuận về phương thức giao hàng, các bên phải thống nhất chỉ ra sẽ áp dụng phương thức nào và nó được ghi nhận ở đâu.

Thông thường người ta áp dụng phương thức giao hàng trong “INCOTERMS – 1990”. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng.

Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thỏa thuận đưa vào trong hợp đồng các điều khoản khác như: Điều khoản giám định hàng hoá, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hành, điều khoản trọng tài…

Tham quyen ky ket hop dong
Tham quyen ky ket hop dong

Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng mua bán ngoại thương có giá trị pháp lý ràng buộc các bên kể từ khi được các bên ký kết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi ký vào hợp đồng mua bán ngoại thương cũng làm cho nó có giá trị pháp lý.

Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ phát sinh hiệu lực khi người ký hợp đồng có đủ thẩm quyền ký theo luật định.

Theo nguyên tắc chung, việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương của các bên chủ thể sẽ được xem xét trên cơ sở năng lực hành vi theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.

Về thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, pháp luật Việt Nam quy định tại Luật thương mại năm 2005, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương. Theo đó, chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải là hai pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, có giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có trụ sở kinh doanh đặt tại hai quốc gia khác nhau. Người ký hợp đồng ngoại thương phải là người có thẩm quyền ký (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Bào Chữa Vụ Án Hình Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành

Tóm lại, để ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương thành công, các bên tham gia cần phải nắm rõ các quy định về hợp đồng này. Việc tuân thủ các quy định này sẽ giúp cho các bên có thể tránh được những rủi ro không mong muốn và tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top