Nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài cần phải xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng rõ về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu về thời gian cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài bằng bài viết dưới đây.
Điều kiện của dự án đầu tư ra nước ngoài
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được lập hợp pháp theo quy định pháp luật.
- Dự án đầu tư phù hợp với năng lực tài chính của chủ đầu tư.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận và cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (Mẫu số 01 Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT)
- Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
- Tùy thuộc vào một số dự án đầu tư phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Xem thêm:
- Quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
- Thủ tục xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của luật đầu tư mới nhất
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ Điều 61 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 05 ngày làm việc đối với dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, 15 ngày làm việc đối với dự án không thuộc trường hợp phải chấp thuận chủ trương đầu tư
Xem thêm: