Chìa khóa xây dựng hợp đồng đầu tư quốc tế đảm bảo quyền lợi: Những gợi ý từ La Défense

Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay dẫn đến sự gia tăng về số lượng và quy mô các hợp đồng đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng một hợp đồng đầu tư quốc tế không chỉ đơn giản là thống nhất các điều khoản kinh doanh mà còn phải đảm bảo rằng quyền lợi của các bên liên quan được bảo vệ. Để giúp các doanh nghiệp xây dựng hợp đồng đầu tư quốc tế hiệu quả, La Défense xin chia sẻ một số gợi ý và bí quyết quan trọng.

Hợp đồng đầu tư quốc tế là gì?

Hợp đồng đầu tư quốc tế là hợp đồng được đàm phán, ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và bên kia là chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ hay doanh nghiệp nhà nước của một quốc gia. Một định nghĩa khác chi tiết hơn, nêu rõ đặc trưng của loại hợp đồng này: “là hợp đồng đầu tư mà quốc gia hay một thực thể của quốc gia được độc quyền kiểm soát một lĩnh vực kinh tế của quốc gia đó, ký kết với một thực thể nước ngoài có ý định thiết lập một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với quốc gia hay một thực thể của quốc gia trong lĩnh vực kinh tế.”

Như vậy, các bên trong hợp đồng đầu tư quốc tế sẽ là nhà đầu tư nước ngoài và bên kia là chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ hay doanh nghiệp nhà nước của một quốc gia… Các chủ thể sẽ ký kết với nhau bằng hợp đồng và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình….

Chìa khóa để xây dựng hợp đồng đầu tư quốc tế đảm bảo quyền lợi

Xác định rõ ràng điều khoản hợp đồng và mục tiêu đầu tư

Mọi hợp đồng quốc tế đều bắt đầu từ việc xác định rõ mục tiêu kinh doanh của các bên. Các bên cần xác định phạm vi đầu tư, loại hình đầu tư, và thời gian thực hiện. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi là mô tả chi tiết những gì mỗi bên sẽ cung cấp và nhận lại trong hợp đồng, từ đó giảm thiểu rủi ro tranh chấp.

La Défense khuyến khích các bên tham gia đầu tư xác định rõ lĩnh vực đầu tư, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn. Ngoài ra, hãy xác định chính xác quyền và trách nhiệm của từng bên.

Áp dụng các điều khoản trong hợp đồng đầu tư quốc tế

1. Điều khoản Trọng tài

Điều khoản trọng tài phổ biến trong các hợp đồng đầu tư, trong đó có cả hợp đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư. Khi không có điều khoản Trọng tài, tranh chấp hợp đồng đầu tư thường thuộc thẩm quyền của tòa án nước nhận đầu tư. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải một cơ quan xét xử không thực sự trung lập và ngay cả khi tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho họ thì việc đảm bảo thi hành ở nước ngoài cũng sẽ khó khăn.

2. Điều khoản chọn luật

Nguyên tắc tôn trọng quyền tự chủ của các bên được sử dụng để đảm bảo hợp đồng đầu tư nước ngoài không phụ thuộc vào pháp luật của quốc gia nhận đầu tư mà có thể bị thay đổi theo ý chí của các bên. Các bên có quyền chọn luật áp dụng với hợp đồng đầu tư quốc tế như trường hợp của hợp đồng quốc tế khác.

Tuy nhiên, việc chọn luật của quốc gia khác thường gây cảm giác thiếu tin tưởng vào hệ thống pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư và không thể đưa hợp đồng vào một hệ thống cao hơn pháp luật của nước nhận đầu tư. Một giải pháp dung hòa là chọn pháp luật quốc tế hoặc các nguyên tắc xuyên quốc gia, nhưng điều này cũng gặp thách thức do các quy định tập quán quốc tế thiếu cụ thể.

3. Điều khoản ổn định

Điều khoản ổn định, như tên gọi của loại điều khoản này, nhằm ổn định môi trường pháp lý điều chỉnh đầu tư nước ngoài.

Gồm có hai loại điều khoản ổn định: yêu cầu chính phủ nước tiếp nhập đầu tư không được ban hành pháp luật không phù hợp với nội dung của hợp đồng đầu tư hoặc quy định không áp dụng những thay đổi pháp luật như vậy đối với hợp đồng đầu tư kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. Thông thường, các quy định pháp luật thay đổi liên quan tới những vấn đề như thuế, môi trường, lao động, sức khỏe và an toàn và các quy định khác.

Điều khoản ổn định nhằm bảo đảm rằng những thay đổi về hệ thống pháp luật trong tương lai của quốc gia nhận đầu tư sẽ không làm thay đổi các điều khoản của hợp đồng đầu tư quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp rủi ro chính trị khi ký hợp đồng với quốc gia nhận đầu tư, vì xuất phát từ chủ quyền, quốc gia nhận đầu tư có quyền sửa đổi pháp luật và tác động tiêu cực đến hợp đồng đầu tư quốc tế.

Thực tế, việc áp dụng các văn bản pháp luật mới ban hành dẫn đến vi phạm điều khoản ổn định có thể dẫn đến tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước nhận đầu tư theo hợp đồng.

4. Điều khoản điều chỉnh, đàm phán lại

Thay thế hoặc bổ sung cho điều khoản ổn định trong hợp đồng đầu tư quốc tế là điều khoản điều chỉnh hoặc đàm phán lại. Loại điều khoản này tạo ra sự bảo vệ cho các bên khi có những hoàn cảnh khác với thời điểm ký kết hợp đồng mà gây ra ảnh hưởng bất lợi cho một bên hay sự mất cân bằng về kinh tế rõ ràng đối với lợi ích của một bên, làm thay đổi cơ bản cơ sở kinh tế, tài chính của hợp đồng. Đây là một cách thức để dự liệu những hoàn cảnh khó khăn, phá vỡ sự cân bằng kinh tế của các bên ký kết có thể xảy ra đôì vổi những hợp đồng có tính chất dài hạn như hợp đồng đầu tư quốc tế.

5. Điều khoản từ bỏ miễn trừ quốc gia

Các quốc gia được tự do từ bỏ quyền miễn trừ của mình và nếu họ đã có thỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài về việc giải quyết tranh chấp tại một cơ quan xét xử như tòa án, trọng tài quốc tê thì họ không thể viện dẫn quyền miễn trừ xét xử.

Tuy nhiên, điều khoản từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong hợp đồng đầu tư quốc tế giải quyết vấn đề khó khăn hơn trong thực tiễn là khi đảm bảo thực thi phán quyết của cơ quan xét xử đó bằng việc quy định rõ ràng quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ về tài sản.

Phân tích rủi ro và thiết lập cơ chế quản lý rủi ro

Mọi hợp đồng quốc tế đều đi kèm với rủi ro, từ biến động kinh tế, chính trị, đến thay đổi về chính sách pháp luật. Do đó, các doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng những rủi ro tiềm ẩn và thiết lập các cơ chế bảo vệ quyền lợi, bao gồm bảo hiểm đầu tư, cam kết từ quốc gia tiếp nhận đầu tư, và các biện pháp bảo đảm khác.

Việc xây dựng một hợp đồng đầu tư quốc tế là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp, kinh tế và các vấn đề chính trị quốc tế. Với kinh nghiệm của mình, La Défense khuyến nghị rằng các doanh nghiệp nên thận trọng trong từng bước, từ việc xác định rõ mục tiêu, chọn luật áp dụng, đến bảo vệ quyền lợi tài chính. Đặc biệt, hợp tác với các chuyên gia pháp lý quốc tế là yếu tố then chốt để đảm bảo rằng hợp đồng đầu tư quốc tế được thiết lập một cách vững chắc và hiệu quả.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc xây dựng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi hợp đồng quốc tế.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top