Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai: Cập nhật các quy định mới về thủ tục kiện tụng năm 2025

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp và nhạy cảm nhất trong xã hội hiện nay. Với sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất, các xung đột liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng, và các nghĩa vụ liên quan ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh này, Tòa án đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên và duy trì trật tự pháp luật.

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích một số từ ngữ như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai..”

Theo đó khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa 02 hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai là tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

(1) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết.

(2) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản (3);
  • Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

(3) Trường hợp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.

(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khi giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản (3) phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

(5) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.

(6) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai khi được Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam yêu cầu để làm căn cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai.

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên

Tòa án có trách nhiệm lắng nghe, thu thập chứng cứ và phân tích các tình tiết của vụ việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên liên quan. Điều này bao gồm việc xác minh quyền sử dụng đất, giải thích các quy định pháp luật và áp dụng đúng pháp luật vào từng trường hợp cụ thể.

Đảm bảo công bằng và minh bạch

Quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Điều này giúp tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống tư pháp.

Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Các bản án và quyết định của Tòa án không chỉ giải quyết xung đột cụ thể mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng án lệ, từ đó làm phong phú thêm hệ thống pháp luật đất đai tại Việt Nam. Điều này giúp định hướng giải quyết các tranh chấp tương tự trong tương lai.

Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội

Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Các phán quyết của Tòa án giúp đảm bảo tính ổn định và hợp pháp của các giao dịch liên quan đến đất đai, từ đó thúc đẩy đầu tư và quản lý đất đai bền vững.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top