Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tranh chấp nội bộ là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là tại các công ty có nhiều cổ đông hoặc thành viên góp vốn. Những mâu thuẫn này, nếu không được giải quyết kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thậm chí là dẫn đến giải thể doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên có thể hiểu tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, góp vốn, … giữa công ty và các thành viên/cổ đông hoặc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty.

Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng liệt kê một số tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như sau:

  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty: Tranh chấp này chủ yếu liên quan đến cam kết góp vốn khi thành lập, khi tăng vốn điều lệ; định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; phân chia lợi nhuận, ….
  • Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.

Có thể kể đến như tranh chấp liên quan đến Nghị quyết hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông; tranh chấp về việc ký kết hợp đồng với người có liên quan với người quản lý trong doanh nghiệp; tranh chấp về vấn đề chọn người đại diện; các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông trong công ty.

Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Thương lượng

Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Đây là phương thức giúp hài hòa lợi ích của các bên và tiết kiệm chi phí nhất.

Hòa giải thương mại

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại thực hiện theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

  • Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì hòa giải viên thương mại tiến hành theo trình tự, thủ tục phù hợp với tình tiết, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

Trọng tài thương mại

Căn cứ Điều 5, Điều 16 và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài khi có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập trước hoặc sau khi có tranh chấp, bằng văn bản, dưới hình thức là một thỏa thuận riêng hoặc một điều khoản trong hợp đồng.

Ưu điểm của phương thức giải quyết này là tính bảo mật thông tin cao, phù hợp với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong việc bảo vệ các bí mật kinh doanh, tài liệu quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, ….

Khởi kiện tại Tòa án

Đây là phương thức mang tính quyền lực nhà nước cao nhất và có giá trị cao trong cưỡng chế thi hành án. Việc khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

  • Tư vấn xác định tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ; ưu và nhược điểm từng phương thức tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Tư vấn và soạn thảo các văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
  • Nhận ủy quyền làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
  • Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu được xử lý kịp thời và hiệu quả, doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững. Việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, và sử dụng sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi và duy trì sự ổn định.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top