Tranh chấp giữa các cổ đông công ty cổ phần

Tranh chấp giữa các cổ đông công ty cổ phần là một vấn đề phổ biến trong hoạt động kinh doanh do sự đa dạng về quan điểm và lợi ích cá nhân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có thể xảy ra những mâu thuẫn về chiến lược kinh doanh, quản lý công ty, chia cổ tức, quyền lợi của cổ đông, hoặc thậm chí là xung đột cá nhân giữa các cổ đông. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bất đồng quan điểm và tranh chấp giữa các bên liên quan.

Tranh chấp giữa các cổ đông là gì?

“Tranh chấp giữa các cổ đông” là những mâu thuẫn, xung đột về quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông, đội ngũ quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh trong công ty cổ phần. Nếu tranh chấp giữa các cổ đông phát sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Các loại tranh chấp cổ đông phổ biến

Tranh chấp về tư cách cổ đông

  • Cổ đông sáng lập không đóng góp tiền cho một cổ phần nào đó trong số cổ phần đã đăng ký hoặc không góp đủ số phần đã đăng ký nhưng vẫn yêu cầu quyền và lợi ích như một cổ đông góp đủ vốn.
  • Tranh chấp về phương thức góp vốn: không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, định giá tài sản cao hơn thực tế, không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, không thỏa thuận trước về việc góp vốn cũng như giá trị tài sản góp vốn,…

Tranh chấp trong quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp

  • Các cổ đông, nhóm cổ đông lớn (nắm cổ phần chi phối) muốn đề cử nhân sự cụ thể làm giám đốc.
  • Cổ đông lớn là chủ tịch đồng thời muốn giữ chức giám đốc điều hành để không loại họ và nhân sự của họ ra khỏi
  • Hội đồng quản trị, không bị bãi miễn chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tranh chấp từ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông

  • Các cổ đông, nhóm cổ đông khác cho rằng những quyết định này là không công bằng.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trực tiếp dẫn đến quyền lợi của các cổ đông, nhóm cổ đông khác không như mong đợi hoặc bị ảnh hưởng.

Xem thêm: 

Biện pháp giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông công ty cổ phần

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Một trong những quyền được quy định để thể hiện quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông chính là tổ chức các cuộc họp để thương lượng. Cách thức tiến hành cuộc họp và điều kiện tiến hành họp đã được quy định cụ thể tại Điều 139 của Luật Doanh nghiệp năm 2015. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông sẽ họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông cũng có thể họp bất thường. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể này do Điều lệ công ty quy định.

Tuy nhiên, tại mỗi công ty, các cổ đông có thể thỏa thuận về tỷ lệ cổ phần cổ đông có quyền quyết định tham gia dự họp, tham gia biểu quyết, và tiến hành họp qua các lần… ngoại trừ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp (theo Điều 145 của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông trong quá trình kinh doanh, các bên sẽ giải quyết thông qua việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải

Các bên có quyền lựa chọn phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại về tranh chấp như một phương án phát sinh sau khi xảy ra tranh chấp. Theo Điều 16 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, “Văn bản về kết quả hòa giải được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.” Quy định này giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, và kết quả hòa giải sau đó sẽ được Tòa án công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, trong thực tế, các tranh chấp thường mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến kinh tế của từng cổ đông và phương án kinh doanh của công ty. Do đó, việc hòa giải không nhất thiết đã đủ sức thuyết phục để các bên tuân theo kết quả, như một số phương án giải quyết tranh chấp khác.

Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo quy định của Điều 37 trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến “người chưa là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần bốn góp với công ty, thành viên công ty”, “tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong CTCP, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”. Phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại Tòa án nhân dân thường được nhiều cổ đông lựa chọn. Vì CTCP thực chất là công ty đối vốn, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ bên ngoài hoặc nội bộ công ty thường khó thể đạt được thỏa thuận hợp tình hợp lý.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài

Phương án giải quyết bằng việc khởi kiện tại Trung tâm trọng tài có thể được các bên sử dụng khi có thỏa thuận. Thời hạn khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm, tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm (theo Điều 33 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Ngày nay, việc chọn giải quyết qua trọng tài đã trở nên phổ biến do những ưu điểm của phương pháp này: Quyết định của Hội đồng trọng tài có tính chất chung thẩm và có hiệu lực ngay từ ngày ban hành. Việc giải quyết qua trọng tài thường diễn ra nhanh chóng hơn so với việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top