Trách nhiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế thuộc về ai?

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc xử lý tranh chấp là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, việc tìm ra bên có trách nhiệm xử lý là điều quan trọng và cần được thực hiện một cách công bằng và đúng quy trình. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết.

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Trước hết, để tìm hiểu khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế thì chúng ta phải hiểu thế nào là tranh chấp thương mại.

Luật thương mại năm 2005 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Từ đó, có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quả trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Như vậy, tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài hay tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn phát sinh khi một trong các bên vi phạm, hay nói cách khác là không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình trong hoạt động thương mại quốc tế. Và được xác định khi có một trong các yếu tố sau:

– Có một trong các chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự, thương mại có tranh chấp là phát luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài;

– Đối tượng của Vụ tranh chấp dân sự, thương mại là tài sản ở nước ngoài.

Xem thêm: Quy định về việc huỷ phán quyết trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010

Phân loại tranh chấp thương mại quốc tế

Dựa vào pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thì có thể phân tranh chấp thương mại quốc tế thành hai nhóm chủ yếu sau:

Tranh chấp thương mại quốc tế theo công pháp quốc tế

Tranh chấp thương mại quốc tế theo công pháp quốc tế là tranh chấp giữa các quốc gia, các chủ thể khác của công pháp quốc tế về các vấn đề quan hệ thương mại, kinh tế quốc tế. Các tranh chấp này phải được giải quyết theo các cơ chế đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi (thường bao gồm các cơ chế của các điều ước quốc tế song, đa phương).

Tranh chấp này thường xảy ra khi một nước thành viên áp dụng một biện pháp thương mại không phù hợp với cam kết hoặc không đáp ứng các nghĩa vụ của quốc gia đó trong quan hệ thương mại quốc tế

Xem thêm: Quy định về trình tự thủ tục khởi kiện bằng Trọng tài thương mại

Tranh chấp thương mại quốc tế theo tư pháp quốc tế

Đây là loại tranh chấp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân các nước khác nhau về các vấn đề quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài.

Các tranh chấp này phải được giải quyết theo các cơ chế tư pháp quốc tế được cộng đồng thương mại quốc tế chấp nhận sử dụng trong thực tiễn kinh doanh quốc tế. Có rất nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo tư pháp quốc tế. Tuy vậy, người ta thường nói nhiều đến cơ chế toà án tư pháp, cơ chế trọng tài thương mại, cơ chế bán tư pháp trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo tư pháp quốc tế.

Xem thêm: Tha tù trước thời hạn là gì? Điều kiện tha tù trước thời hạn?

Chủ thể có trách nhiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế?

Tranh chấp thương mại quốc tế cho dù được phát sinh giữa các chủ thể khác nhau đều có thể được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khác nhau. Do đó cũng có nhiều chủ thể có trách nhiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế khác nhau.

Về cơ bản, có 03 chủ thể có trách nhiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế như sau:

Tòa án

Toà án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp do vậy phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án tư pháp của các nước có thể rút ra một số đặc điểm sau:

– Về tổ chức, hệ thống toà án tư pháp của các quốc gia trên thế giới thường được tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử

– Tòa án là cơ quan tài phán nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp và phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Các quốc gia có thể tổ chức việc thi hành quyết định của toà án bằng việc thành lập hệ thống cơ quan thi hành án hoặc xã hội hóa công tác thi hành án, tức là giao cho khu vực tư nhân tổ chức và thi hành án còn nhà nước làm công tác giám sát và kiểm tra việc thi hành án.

– Tòa án giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai, qua nhiều cấp xét xử và tuân thủ theo một cơ chế giải quyết tranh chấp nghiêm ngặt.

– Chi phí tiến hành tố tụng ở toà án khá tốn kém, kéo dài và thông thường các bên tham gia tranh chấp không có hiểu biết cụ thể về hệ thống pháp luật tố tụng của nước mà bên đó phải chịu quyền tài phán theo tranh chấp thương mại quốc tế.

Thông thường, đối với các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, thẩm quyền giải quyết của toà án được xác định theo pháp luật quốc gia mà các bên đã lựa chọn để tuân theo. Trong trường hợp các bên không thoả thuận về pháp luật sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thì khi phát sinh tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án tư pháp cụ thể có thể theo các quy tắc giải quyết xung đột về quyền tài phán đối với các vụ việc liên quan.

Xem thêm: Những yếu tố quyết định nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền

Trọng tài thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài có một số vấn đề pháp lý cơ bản cần chú ý như sau:

– Thoả thuận trọng tài

– Nội dung hoặc đối tượng của vụ tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài

– Thẩm quyền của trọng tài

– Thành phần trọng tài

– Thủ tục tố tụng và trọng tài phí

– Địa điểm và ngôn ngữ giải quyết tranh chấp

– Chứng cứ và trình bày

– Các biện pháp ngăn ngừa tạm thời

– Sự vắng mặt của các bên

– Kết thúc các buổi nghe trình bày

– Giải thích quyết định

Các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới

Các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới có trách nhiệm xử lý tranh chấp thương mại quốc tế bao gồm:

– Giải quyết tranh chấp thông qua WTO

– Giải quyết tranh chấp thông qua ASEAN

– Giải quyết tranh chấp thông qua EU (Tòa án Liên minh Châu Âu)

– Giải quyết tranh chấp thông qua APEC

Xem thêm: Làm thế nào để đăng ký bản quyền video trên youtube?

Tóm lại, việc xử lý tranh chấp thương mại quốc tế là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự nhạy bén trong việc nắm bắt các quy định và nguyên tắc, sự hiểu biết về quy trình pháp lý và sự hỗ trợ từ các cơ chế giải quyết tranh chấp, các chủ thể giải quyết tranh chấp có thể đảm bảo việc giải quyết tranh chấp diễn ra một cách công bằng và hiệu quả. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp liên quan, các chủ thể giải quyết tranh chấp không chỉ bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển của hệ thống thương mại quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top