Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là loại hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên việc trước khi phân phối, kinh doanh bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan y tế.

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là giấy phép do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo, việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ xin phép quảng cáo đã được thẩm định và xác nhận đầy đủ và hợp lệ.

Điều kiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Không phải tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đều có thể xin giấy phép quảng cáo, chỉ có những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

  • Cơ sở phải đăng ký đầy đủ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2012/TT-BCT.
  • Sản phẩm không thuộc sản phẩm cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở phải đáp ứng quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nội dung quảng cáo chính xác, đúng với chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm như đăng ký.
  • Nội dung quảng cáo phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài mất bao lâu?

Các trường hợp không được cấp giấy quảng cáo thực phẩm chức năng

Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng:

  • Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng hoặc quá với công dụng của sản phẩm
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng trái với quy định an toàn thực phẩm
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc có tác dụng chữa bệnh
  • Sản phẩm quảng cáo là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
  • Quảng cáo thực phẩm chức năng dùng hình ảnh, thư tín của bệnh nhân, đơn vị, nhân viên y tế
  • Quảng cáo dưới dạng bài viết có nội dung đề cập đến tác dụng điều trị bệnh
  • Cùng một số điều khoản khác theo quy định quảng cáo đã được pháp luật thông qua

Như vậy, để đảm bảo xin cấp phép thành công giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nên xem xét kỹ những trường hợp không được cấp phép để có biện pháp phù hợp.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của luật đầu tư mới nhất

Các thông tin bắt buộc phải có trong nội dung quảng cáo

Khi đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nêu các thông tin bắt buộc có trong quảng cáo như sau:

  • Tên sản phẩm;
  • Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
  • Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
  • Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
  • H­ướng dẫn sử dụng, h­ướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
  • Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế. Không được quảng cáo với nội dung gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Xem thêm: Cấp 11 mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử từ 01/01/2024

Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Mức xử phạt khi không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 67 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao, văn hóa và du lịch và quảng cáo bao gồm:

“Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định và Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.”

Bên cạnh đó, mức xử phạt theo quy định tại Điều 53 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo có quy định mức phạt là:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm b Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 70 Nghị định này;

b) Không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Ngoài những quy định xử phạt chung về hành vi không xin cấp phép, pháp luật còn quy định nhiều nhóm hành vi vi phạm khác như: vi phạm các quy định chung về quảng cáo; vi phạm về quảng cáo trên các loại phương tiện khác nhau; vi phạm về quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt,… Phụ thuộc vào từng hành vi mà doanh nghiệp, cá nhân sẽ bị xử phạt ở các mức phạt.

Xem thêm: Từ 1/1/2024, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y sang giấy phép hành nghề

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ cần 01 bộ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng. Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy được quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 09/2015/TT-BYT
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
  • Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận
  • Văn bản ủy quyền hợp lệ kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền
  • Văn bản ủy quyền hợp lệ kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

Xem thêm: Năm 2024 thay đổi nguyên tắc cấp sổ đỏ – Năm 2025 không còn cấp đất cho hộ gia đình?

Hiệu lực giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng là bao lâu?

Theo quy định, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng có hiệu lực theo giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp.

Những trường hợp sau đây, giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ hết hiệu lực:

  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;
  • Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu xin giấy phép quảng cáo
Tuỳ thuộc nội dung quảng cáo, đơn vị quảng cáo sẽ chuẩn bị những tài liệu cần thiết để có thể soạn thảo được hồ sơ xin giấy phép quảng cáo.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng cần quảng cáo sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến tới Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 3: Nộp lệ phí xin giấy phép quảng cáo theo biểu phí quy định
Sau khi hồ sơ được nộp, đơn vị có sản phẩm cần quảng cáo cần tiến hành nộp chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng tại Ngân hàng vào tài khoản kho bạc của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, sau đó sử dụng biên lai đã ghi nhận nộp tiền đăng tải lên hệ thống để được đủ điều kiện thụ lý hồ sơ.

Bước 4: Cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ thẩm tra hồ sơ xin phép quảng cáo thực phẩm
Nếu hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng. Còn nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục sẽ trả lại hồ sơ và chỉ ra nguyên nhân.

Bước 5: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho đơn vị quảng cáo qua tài khoản đã đăng ký.

Xem thêm: Thủ tục mở trung tâm tiếng Trung Quốc tại Hà Nội năm 2024

Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng – Hãng luật La Défense

Phần lớn các thủ tục đăng ký giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng khá phức tạp và khó khăn. Mặc dù nắm được những quy định pháp luật về hồ sơ, thủ tục nhưng một số doanh nghiệp vẫn không thể tự thực hiện toàn bộ hồ sơ để công bố sản phẩm.

Hãng luật La Défense là đơn vị có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng một cách nhanh chóng, dễ dàng. Không chỉ đăng ký giấy phép, hãng luật La Défense còn hỗ trợ khách hàng về những vấn đề sau khi cấp phép như làm việc với các đoàn kiểm tra, xin các loại giấy phép con tương ứng.

Với phương châm đặt uy tín và trách nhiệm lên hàng đầu cùng đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hãng luật La Défense sẽ cung cấp các dịch vụ như:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.
  • Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký giấy phép.
  • Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép.
  • Nhận số tiếp nhận giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng và bàn giao tới khách hàng.
  • Luôn hỗ trợ cho khách hàng ngay cả khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước để doanh nghiệp thực hiện xin cấp giấy phép một cách dễ dàng. Dịch vụ của chúng tôi cam kết nhanh chóng, dễ thực hiện, chi phí hợp lý nhất cho khách hàng.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top