Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong những phương thức thay thế tòa án, được nhiều doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn do tính linh hoạt, bảo mật và hiệu quả. Trong đó, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp là một nội dung quan trọng cần lưu ý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật hiện hành về thời hiệu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn rõ ràng và toàn diện cho các cá nhân và tổ chức.
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam, chưa có định nghĩa nào về thế nào là thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, có thể hiểu thời hiệu khởi kiện là thời hạn để các chủ thể có thể khởi kiện một vấn đề gì đó để yêu cầu Tòa án/Trọng tài để giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu thời hạn này kết thúc thì bên vốn có quyền kiện sẽ bị mất quyền khởi kiện của mình.
Từ đó, có thể hiểu khởi kiện trọng tài chính là thời hạn mà các bên tranh chấp có quyền khởi kiện một vấn đề tranh chấp nào đó để yêu cầu Hội đồng trọng tài đứng ra để giải quyết vụ việc, nếu quá thời hạn đã được quy định thì các bên trong tranh chấp sẽ không còn khả năng để đâm đơn kiện ra trọng tài về vấn đề đó được nữa.
Nội dung đơn khởi kiện khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bao gồm những gì?
Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn khởi kiện khi giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài cụ thể như sau:
(1) Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
(2) Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
– Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
– Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
– Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
– Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
(3) Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Trọng tài thông báo về đơn khởi kiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thông báo đơn khởi kiện cụ thể như sau:
“Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.”
Quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cụ thể như sau:
“Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.”
Như vậy, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thủ tục trọng tài là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Bạn nên cân nhắc sắp xếp thời gian để có thể khởi kiện đúng thời gian pháp luật quy định.
Xem thêm: