Trong bối cảnh phát triển kinh tế, tranh chấp đầu tư giữa các bên ngày càng trở nên phổ biến. Để giải quyết các tranh chấp này một cách công bằng và minh bạch, pháp luật Việt Nam đã quy định một hệ thống thủ tục và quy trình khởi kiện tại Tòa án.
Tuy nhiên, với các quy định pháp lý ngày càng thay đổi, việc hiểu rõ các bước và quy trình mới trong thủ tục khởi kiện tại Tòa án đối với tranh chấp đầu tư là điều vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư và các bên liên quan. Bài viết này sẽ phân tích các bước và quy trình trong thủ tục khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đầu tư, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện cho những người tham gia vào quá trình này.
Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đầu tư là gì?
Tranh chấp đầu tư là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên liên quan đến việc thực hiện hoạt động đầu tư, dựa trên thực tiễn hiện này thì thường liên quan đến các vấn đề như:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thực hiện cam kết về tài chính, kỹ thuật, hoặc tiến độ dự án.
- Quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh hoặc các chính sách ưu đãi. …
Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư
Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư tại Việt Nam. Tranh chấp liên quan đến đầu tư kinh doanh sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, tranh chấp sẽ được đưa ra Trọng tài hoặc Tòa án theo các quy định cụ thể.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam. Trường hợp có tranh chấp giữa các nhà đầu tư, trong đó ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài, sẽ có thể giải quyết tại các cơ quan, tổ chức như Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, hoặc Trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam, trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có quy định khác. Pháp luật Việt Nam ưu tiên giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua thương lượng và hòa giải, nếu không thể sẽ chuyển sang các cơ quan giải quyết tranh chấp khác.
Các bước và quy trình trong thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đầu tư tại Tòa án
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Trước khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu quy định của Tòa án);
- Các chứng cứ liên quan đến tranh chấp đầu tư (hợp đồng, biên bản làm việc, văn bản thỏa thuận, v.v.);
- Giấy tờ tùy thân của nguyên đơn và các bên liên quan (ví dụ: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD, v.v.);
- Giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện, tùy vào giá trị tranh chấp). Thẩm quyền xét xử có thể dựa trên các yếu tố như địa điểm, giá trị tài sản tranh chấp, v.v.
Bước 3: Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án
Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thụ lý vụ án như sau:
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thông báo thụ lý vụ án như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
- Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Bước 4: Hòa giải
Căn cứ theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trong trường hợp hòa giải không thành Thẩm phán chủ toạ phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Phiên tòa sẽ được tổ chức công khai, trừ trường hợp có lý do đặc biệt theo yêu cầu của các bên. Tại phiên tòa, Các bên sẽ trình bày quan điểm, chứng cứ, và lý do của mình. Tòa án sẽ tiến hành xem xét, làm rõ các điểm mấu chốt trong vụ án. Sau đó, đưa ra phán quyết sơ thẩm về việc giải quyết tranh chấp.
Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án, trường hợp các bên đương sự không đồng ý với bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên thì có quyền nộp đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung bản án.
Thời hạn các bên kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp đương sự vắng mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời gian 15 ngày được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được tuyên án.
Nếu quá thời hạn 15 ngày các đương sự không kháng cáo thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, Tòa án không giải quyết kháng cáo mà các đương sự phải nộp đơn kháng nghị đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo thủ tục Giám đốc thẩm.
Xem thêm: