Quy Định Về Vô Ý Phạm Tội Theo Bộ Luật Hình Sự 2015

Vô ý phạm tội là hành vi vi phạm pháp luật mà người phạm tội không có ý định hay ý thức về hành vi vi phạm đó. Đây là một khái niệm pháp lý quan trọng trong hệ thống xử lý tội phạm, vì nó liên quan đến khả năng xác định tính cố ý trong hành vi phạm tội.

Trong trường hợp vô ý phạm tội, người phạm tội không có ý định hay ý thức về việc họ đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định tính vô ý trong một vụ án có thể khó khăn và đòi hỏi sự điều tra và xét xử cẩn thận để đưa ra kết luận chính xác.

Thế nào là vô ý phạm tội?

Theo quy định tại điều 11 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về vô ý phạm tội, có thể hiểu vô ý phạm tội là lỗi trong cấu thành tội phạm

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội

Xem thêm: Quy Định Của Pháp Luật Về Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Bào Chữa Vụ Án Hình Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành

Phân loại lỗi vô ý phạm tội theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Lỗi vô ý phạm tội tồn tại dưới 2 dạng là vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Vô ý là lỗi bởi lẽ người phạm tội đã lựa chọn hành động khi không hoặc chưa xem xét tính toán cần thiết trước khi hành động trong trạng thái hoàn toàn tự do lựa chọn cách hoạt động nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm

Điều 11 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về hình thức lỗi vô ý bao gồm 2 lỗi kể trên. Trong cả hai trường hợp này, người  phạm tội đều có thái độ thiếu trách nhiệm với hành vi và hậu quả của mình khi sai lầm về lý trí dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả của lỗi vô ý mang tính chất thụ động của người phạm tội. Họ không mong muốn không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Nói cách khác hậu quả xảy ra nằm ngoài mong muốn của họ. Chính vì vậy đối với lỗi vô ý thì hậu quả xảy ra phải ở mức nghiêm trọng mới bị coi là tội phạm

Lỗi vô ý do quá tự tin

Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Bộ Luật hình sự quy định về lỗi vô ý do quá tự tin. Cơ sở để người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra trong lỗi vô ý vì quá tự tin là người phạm tội chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyên nghiệp của mình. Nhưng hậu quả thiệt hại vẫn xảy ra trên thực tế.

VD: Bác sĩ tiêm kháng sinh liều cao cho bệnh nhân nhưng không thử phản ứng trước khi tiêm dẫn đến nạn nhân sốc phản vệ và tử vong. Bác sĩ cho rằng anh ta tiêm cho nhiều người nên không cần thử và không ai tử vong. Tuy nhiên bệnh nhân hiện tại có tiền sử bệnh án huyết áp cao nên hành vi của bác sĩ là không phù hợp

Việc xác định lỗi vô ý do quá tự tin phải dựa vào tổng hợp yếu tố khách quan và chủ quan. Thông thường chỉ coi là lỗi vô ý do quá tự tin khi người phạm tội có khả năng nào đó để tự tin. Nếu người phạm tội không dựa vào khả năng để tự tin mà vẫn hành động thì đây sẽ là lỗi cố ý gián tiếp

VD: Có nhóm thợ săn kinh nghiệm bắn súng rất phong phú nhìn thấy một bác tiều phu khác mang theo túi nước nên nhóm thợ săn đã nảy sinh ý định thử thách bắn súng vào túi nước hậu quả đạn lạc khiến bác tiều phu tử vong

Như vậy có thể thấy, lỗi vô ý do quá tự tin phụ thuộc vào ý trí và lý trí của người phạm tội. Điều kiện để thoả mãn lỗi vô ý do quá tự tin là người phạm tội quá tự tin chủ quan tin vào kinh nghiệm, thói quen, tin vào khả năng chuyên nghiệp của mình

Vô ý phạm tội
 Vô ý phạm tội

Xem thêm: Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực năm 2020

Xem thêm: Thủ tục đăng ký Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Lỗi vô ý do cẩu thả

Theo quy định tại khoản 2 điều 11 Bộ Luật hình sự quy định về lỗi vô ý do quá tự tin. Có thể hiểu lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi hoặc tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi nhưng không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội phải thấy trước hậu quả đó hoặc có đủ điều kiện thấy trước hậu quả xảy ra.

VD: Một người đi xe vào cửa hàng xăng đổ xăng tại đây người đó tiện tay ném mẩu thuốc lá đang hút vào cây xăng gây cháy nổ. Khi ném mẩu thuốc, thực tế họ quên và hành động theo thói quen nên không thấy trước được hành vi của mình là gây hậu quả nghiêm trọng và cũng không thể thấy trước hậu quả. Tuy nhiên trường hợp này người phạm tội phải biết nghĩa vụ của mình phải tuân thủ khi tiếp xúc với cửa hàng xăng có biển báo cấm hút thuốc. Mặt khác không có gì cản trở người này nhận thức hành vi và hậu quả mà họ gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top