Quy Định Của Pháp Luật Về Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một khái niệm pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhằm xác định độ tuổi mà một cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vi phạm các quy định pháp luật.

Tuy nhiên, cách quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và hệ thống pháp luật của từng quốc gia đó. Thông thường, tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định dựa trên nguyên tắc về độ tuổi trưởng thành và khả năng hiểu biết của cá nhân.

Thế nào là tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung được Bộ Luật hình sự 2015 quy định cụ thể tại điều 12 Bộ Luật này. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng được xem như một yếu tố trong các yếu tố cấu thành tội phạm liên quan đến mặt chủ thể của tội phạm.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm lý và căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Xem thêm: Phân Biệt Đầu Thú và Tự Thú?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015

Theo quy định tại điều 12 Bộ Luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia thành 02 nhóm

Nhóm tuổi chịu trách nhiệm hình sự thứ nhất:

Quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Nhóm tuổi chịu trách nhiệm hình sự thứ hai:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Ngoài ra một số điều luật quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 đòi hỏi người phạm tội cần phải trên 18 tuổi VD như: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong đó mô tả hành vi tội danh trên  như sau Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Xác định tuổi của người bị buộc tội

Độ tuổi được quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 đều sử dụng cụm từ “từ đủ” nên nguyên tắc xác định độ tuổi tròn có thể tính đến ngày, giờ. Tức phải xác định được ngày, tháng, năm phạm tội trừ đi ngày tháng năm sinh thì sẽ được kết quả là tuổi tròn. Theo quy định tại điều 417 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 việc xác định tuổi của người bị buộc tội như sau:

1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Giấy chứng sinh;
  • Giấy khai sinh;
  • Chứng minh nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Hộ chiếu.

2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định

  • Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
  • Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.
  • Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

  • Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ. Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng.
Tuổi chịu TNHS
Tuổi chịu TNHS

Xem thêm: 4 Mô hình kinh doanh nhượng quyền phổ biến

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều 27 Bộ Luật hình sự, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top