Tranh chấp thương hiệu là điều không thể tránh khỏi trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và sự gia tăng của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thương hiệu không chỉ là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh mà còn là tài sản quan trọng, là yếu tố cốt lõi để tạo dựng uy tín, niềm tin của khách hàng.
Tranh chấp thương hiệu là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về những hành vi xâm phạm thương hiệu bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu giống thương hiệu bảo hộ trên cùng hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký đi kèm thương hiệu bảo hộ
- Sử dụng dấu hiệu trùng đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự
- Sử dụng biểu tượng có nguồn gốc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ giống hệt hoặc tương tự nhau.
Sử dụng các biểu tượng trùng hoặc tương tự với thương hiệu nổi tiếng. Bao gồm hàng hóa và dịch vụ không hoàn toàn giống nhau, gần giống nhau. Nếu việc sử dụng có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc tạo ấn tượng sai về mối quan hệ giữa người sử dụng thương hiệu và thương hiệu nổi tiếng của chủ đầu tư. Việc sử dụng không liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ mang thương hiệu nổi tiếng đó.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định thương hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Như vậy, có thể thấy, tranh chấp thương hiệu là những xung đột về quyền, lợi ích giữa hai hoặc nhiều bên liên quan đến thương hiệu đã đăng ký. Các bên tranh chấp cho rằng thương hiệu đã đăng ký thuộc quyền sử dụng của họ.
Các loại tranh chấp thương hiệu hiện nay
Tranh chấp về thương hiệu hiện nay được chia thành các nhóm chính sau đây:
- Hai cá nhân hoặc tổ chức cùng tranh chấp về quyền sở hữu một thương hiệu
- Hai cá nhân hoặc tổ chức cùng tranh chấp về quyền sử dụng một thương hiệu
- Tranh chấp nhẫn hiệu khi có hành vi, làm giả, làm nhái, sao chép thương hiệu
- Tranh chấp khi có hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự với thương hiệu được bảo hộ.
- Nhìn chung, với từng trường hợp khác nhau, người bị xâm phạm cần có những động thái, có những cách khác nhau để xử lý tranh chấp thương hiệu, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.
- Đối với các trường hợp có mức độ xâm phạm nhỏ hay hành vi xâm phạm chưa rõ ràng, chưa đủ để cấu thành hành vi phạm tội, việc xử lý tranh chấp thương hiệu có thể tiến hành thông qua biện pháp hòa giả, thương lượng.
- Tùy từng trường hợp sẽ có các biện pháp xử lý hành chính, dân sự, hình sự khác nhau.
Hình thức giải quyết tranh chấp thương hiệu
Tranh chấp thương hiệu có thể được giải quyết bằng các hình thức sau đây:
- Giải quyết tranh chấp thương hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng;
Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu và bồi thường thiệt hại (nếu có). Hình thức giải quyết này giúp tiết kiệm chi phí cho các bên, tuy nhiên để thực hiện được biện pháp này thì phải dựa trên thiện chí của các bên. - Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Các cơ quan liên quan bao gồm thanh tra, quản lý thị trường, hải quan, công an và ủy ban nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. - Giải quyết tranh chấp thương hiệu bằng biện pháp Trọng tài thương mại;
Tổ chức, cá nhân bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện đến Trung tâm Trọng tài theo Điều 198 khoản 1 điểm d Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019. Thủ tục sẽ được tiến hành theo các quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Quy tắc thủ tục của Trung tâm trọng tài. - Giải quyết tranh chấp thương hiệu bằng việc khởi kiện ra Tòa án.
Nếu các hình thức nêu trên không giải quyết được tranh chấp thì Tòa án là nơi cuối cùng để giải quyết. Quy trình giải quyết sẽ được chúng tôi đề cập ở nội dung tiếp theo
Quy trình giải quyết tranh chấp thương hiệu
Giải quyết tranh chấp thường hiệu thông qua Tòa án được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Yêu cầu thẩm định thương hiệu
Chủ thương hiệu có quyền yêu cầu đánh giá xem thương hiệu của họ có bị vi phạm hay không. Dấu hiệu trùng hay tương tự, có gây nhầm lẫn hoặc khó phân biệt với thương hiệu đã đăng ký bảo hộ hay không.
Bước 2: Gửi thông báo cho bên vi phạm
Sau khi có kết quả thẩm định, chủ thương hiệu gửi thông báo cho bên vi phạm với những thông tin cần thiết như tên, phạm vi, thời hạn bảo hộ, thời gian để yêu cầu bên vi phạm dừng hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trong trường hợp sau khi gửi thông báo mà bên vi phạm vẫn không dừng hành vi xâm phạm thì chủ thương hiệu có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án.
Bước 3: Nộp hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Bản gốc Văn bằng bảo hộ thương hiệu; hoặc bản sao có công chứng; hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
- Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
- Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
- Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này (nếu có).
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án cấp huyện
Bước 5: Tòa án tiến hành điều tra, xác minh vụ việc và giải quyết.
Quy định về giải quyết tranh chấp vi phạm thương hiệu tại Việt Nam đã được luật pháp quy định rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình do chi phí, thời gian và sự phức tạp của các thủ tục pháp lý. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp nên chủ động trong việc đăng ký nhãn hiệu của mình, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra.
Xem thêm: