Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, cố ý phạm tội là hành vi của người phạm nhằm vào mục đích cố ý, tức là biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật và có ý định làm việc đó. Hành vi này được xem là nghiêm trọng và có thể bị xử lý theo hình thức tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
Các hành vi cố ý phạm tội bao gồm: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, sản xuất và kinh doanh hàng giả, trốn thuế… Đối với các hành vi này, người phạm tội sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: – Luật sư bào chữa hình sự ở Hà Nội
– Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng như thế nào?
– Quy Định Về Vô Ý Phạm Tội Theo Bộ Luật Hình Sự 2015
Thế nào là cố ý phạm tội?
Theo quy định tại điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội, có thể hiểu cố ý phạm tội là lỗi trong cấu thành tội phạm thuộc về yếu tố khách quan.
Cố ý phạm tội là
phạm tội trong những trường hợp sau đây:
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Phân loại lỗi theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015
Lỗi cố ý phạm tội tồn tại dưới 2 dạng là cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp. Cố ý là lỗi bởi lẽ người phạm tội đã lựa chọn hành động khi không hoặc chưa xem xét tính toán cần thiết trước khi hành động trong trạng thái hoàn toàn tự do lựa chọn cách hoạt động nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm.
Điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về hình thức lỗi vô ý bao gồm 2 lỗi kể trên. Ý nghĩa của việc phân định hai loại lỗi cố ý nhằm mục đích phân hoá trách nhiệm hình sự bởi lẽ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thể hiện với hai hình thức lỗi này là không giống nhau
Hậu quả của lỗi vô ý mang tính chất chủ động của người phạm tội. Họ mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra. Nói cách khác hậu quả xảy ra nằm trong mong muốn của họ.
Xem thêm: – Quy Định Của Pháp Luật Về Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự
– Phạm tội chưa đạt là như thế nào?
– Quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích
Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại khoản 1 điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 được thể hiện qua lý trí và ý chí của người phạm tội như sau:
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Như vậy đối với lỗi cố ý trực tiếp thái độ đối với hậu quả là mong muốn tức là hậu quả là mục đích cuối cùng của việc phạm tội và hok chủ động trong việc gây ra hậu quả
VD: Một người đã thành niên không mắc bệnh về nhận thức, kê súng vào đầu người khác bóp cò làm nạn nhân chết. Xét về mặt lý trí, người này nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hâu jquả của hành vi và từ hành vi đó suy luận người này mong muốn cho nạn nhân chết (hậu quả). Như vậy người này phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp
Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và vấn đề thuế theo quy định mới nhất của luật hiện nay
Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại khoản 2 điều 10 Bộ Luật hình sự 2015 được thể hiện qua lý trí và ý chí của ngươi phạm tội như sau:
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi và nhận thức rõ hậu quả của hành vi có thể gây ra
Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng chấp nhận
Như vậy lỗi cố ý gián tiếp chỉ khác với lỗi cố ý trực tiếp ở thái độ và hậu quả: mong muốn hay bỏ mặc hậu quả xảy ra. Hậu quả trong lỗi cố ý gián tiếp không phải là mục đích cuối cùng mà người phạm tội mong đạt đến. Người phạm tội cho rằng hậu quả xảy ra thế nào cũng không cần thiết nhưng họ phó mặc, không có ý thức ngăn ngừa hậu quả xảy ra. Nói cách khác thái độ tâm lý của lỗi cố ý gián tiếp cũng mang tính chất chủ động
Lỗi cố ý gián tiếp được quy định trong một số tội nhất định như: Tội giết người, tội cố ý gây thương tích,… Đối với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả đến đâu xử lý đến đó.
VD: Tại quán bia X xảy ra vụ cãi nhau giữa anh A và anh B trong khi say anh A đã không giữ được bình tĩnh nên đã cầm chai bia đập vào đầu anh B sau đó anh A đã bỏ trốn, hậu quả dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều.
Trong trường hợp này tuy anh A không mong muốn hậu quả xảy ra tuy nhiên anh A có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra. Bỏ mặc thể hiện ở việc người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể xảy ra nhưng họ có ý thức chấp nhận tất cả các hậu quả cho dù là hậu quả nào.