Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào theo Điều 174 Bộ luật Hình sự?
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Những kẻ xấu hiểu rõ sự phát triển của công nghệ và sử dụng nó để tiếp cận và chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng.
Thế nào là lừa đảo qua mạng?
Lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo hay qua email… dùng thủ đoạn gian dối, xảo quyệt với mục đích khiến người khác tin tưởng mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản đó.
Lừa đảo qua mạng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi để lừa đảo người dùng. Đây là một dạng tội phạm trực tuyến ngày càng phổ biến và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức.
Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến hiện nay
- Kẻ gian chiếm quyền kiểm soát các trang mạng xã hội của người bị hại như facebook, zalo… sau đó sử dụng tài khoản này nhắn tin đề nghị bạn bè, người thân chuyển tiền cho vay, nạp thẻ điện thoại sau đó chiếm đoạt.
- Giả mạo làm giáo viên, nhân viên y tế gọi điện cho phụ huynh, học sinh thông báo rằng con em người thân của họ đang cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền gấp để thực hiện cấp cứu.
- Đăng tin tuyển dụng trên Facebook:
Nếu nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng thì sẽ phải bỏ ra 1 số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Sau đó, có thể là đối tượng sẽ chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng đó. Hoặc chúng sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin và khi có đơn hàng lớn thì sẽ bùng tiền để chiếm đoạt.
Còn nếu tuyển dụng các công việc khác thì có thể chúng sẽ yêu cầu chuyển một khoản phí để “giữ chỗ” sau đó chiếm đoạt. - Nhắn tin thông báo rằng nạn nhân đã trúng được giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu phải đóng một số tiền nhất định với lý do hợp lý như chi phí xác nhận thông tin người nhận thưởng, chi phí lấy mã số xuất kho, thuế hải quan để vận chuyển, phí vận chuyển… sau đó chiếm đoạt tiền.
- Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng: Sau khi người bị hại nhận được tiền, đối tượng sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ, dọa nạt và yêu cầu họ trả lại số tiền vừa nhận như một khoản vay với số lãi cắt cổ.
- Tự xưng là cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền gọi điện thông báo điều tra: Các đối tượng thường giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra. Sau đó, khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.
Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng
Lừa đảo qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo Điều 174 Bộ luật Hình sự?
Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác nhưng cố tình không trả.
1. Người nào dùng các hình thức, thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà vẫn còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ Luật Hình Sự này, còn chưa được xóa án tích mà đã vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn, an ninh, trật tự xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, đồ thờ cúng, kỷ vật có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các điều sau đây:
- Lừa đảo có tổ chức, có tính chuyên nghiệp.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
- Tái phạm nguy hiểm
- Lợi dụng quyền hạn, chức vụ, danh nghĩa tổ chức, cơ quan
- Lừa đảo dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các điều sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
- Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai.
4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong các điều sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị 500.000.000 đồng trở lên.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
- Lợi dụng các tình trạng khẩn cấp hoặc hoàn cảnh chiến tranh.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Ngoài ra, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, tang vật
- Nếu là người nước ngoài sẽ bị trục xuất ra khỏi nước.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lừa đảo.
Công ty luật La Défense luôn sẵn sàng cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho những ai gặp phải vấn đề này.
Xem thêm: Luật PPP: Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT từ 2021