Hàng giả lộng hành – Người tiêu dùng trở thành “con mồi” trên thị trường thực phẩm và dược phẩm

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, đặc biệt là thuốc và thực phẩm chức năng, đã bị phát hiện trên cả nước.

Vụ việc gần 600 nhãn hiệu trong đường dây sữa giả gây rúng động dư luận (Ảnh: VTV).
Vụ việc gần 600 nhãn hiệu trong đường dây sữa giả gây rúng động dư luận (Ảnh: VTV).

Đầu tháng 4, Bộ Công an phát hiện đường dây sản xuất sữa giả cho người bệnh tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai, gây thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Vài tuần sau, công an Thanh Hóa triệt phá đường dây buôn bán thuốc tân dược giả quy mô lớn, thu lợi gần 200 tỷ đồng. Tiếp theo, Công ty TNHH Công nghệ Herbitech bị phát hiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả dành cho trẻ em.

Ngày 26/4, Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan đến hơn 100 tấn thực phẩm chức năng giả nhập khẩu từ Trung Quốc, dán nhãn hàng Mỹ và châu Âu. Mới đây, tại Phú Thọ, lực lượng chức năng phát hiện kho hàng thực phẩm giả lớn với hàng chục tấn dầu ăn, mì chính, hạt nêm và phụ gia. Các vụ việc này cảnh báo nguy cơ sức khỏe từ hàng giả.

Luật sư Lưu Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Hãng luật La Défense
Luật sư Lưu Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Hãng luật La Défense

Chia sẻ với Dân Trí, Luật sư Lưu Tiến Dũng cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 19/2023/QH15 hiện hành đã có nhiều điểm tiến bộ, khắc phục được không ít kẽ hở pháp lý trước đây. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, điểm nghẽn lại nằm ở khâu thực thi.

“Việc tuyên truyền, áp dụng và triển khai các quy định của luật vẫn chưa thực sự hiệu quả. Khi thẩm quyền được giao cho nhiều cơ quan rất dễ xảy ra tình trạng “bên này nhìn bên kia”, hoặc “dẫm chân” nên chưa ai thực sự vào cuộc”, luật sư Dũng đánh giá.

Để bảo vệ người tiêu dùng một cách thực chất, điều tiên quyết là phải xác định rõ một cơ quan đầu mối có trách nhiệm chính trong quản lý và xử lý vi phạm. Khi thẩm quyền vẫn bị phân tán và chồng chéo giữa nhiều đơn vị, tình trạng sản xuất, lưu hành hàng giả sẽ còn kéo dài, khiến việc phát hiện và xử lý hàng giả tiếp tục kém hiệu quả.

Không thể trông chờ vào việc “chạy theo để dọn dẹp hậu quả”. Muốn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hệ thống pháp lý và quản lý phải đi trước một bước để chủ động ngăn chặn thay vì chỉ xử lý sau khi thiệt hại đã xảy ra.

Xem toàn văn bài báo tại đây: https://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-gia-do-bo-tu-giuong-benh-den-mam-com-20250429090510269.htm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top