Giải quyết tranh chấp cổ đông công ty năm 2024

Hiện nay, thực trạng tranh chấp giữa các cổ đông trong các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Các tranh chấp giữa cổ đông có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự không đồng ý về chiến lược kinh doanh, phương án quản lý doanh nghiệp, phân phối cổ tức, hoặc cả vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Cổ đông là gì? Thế nào là tranh chấp giữa các cổ đông?

Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Ngoài ra, luật cũng định nghĩa cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các cổ đông phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp tại Hà Nội

Các loại tranh chấp cổ đông phổ biến

Tranh chấp về tư cách cổ đông

Cổ đông sáng lập không đóng góp tiền cho một cổ phần nào đó trong số cổ phần đã đăng ký hoặc không góp đủ số phần đã đăng ký nhưng vẫn yêu cầu quyền và lợi ích như một cổ đông góp đủ vốn.

Tranh chấp về phương thức góp vốn: không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, định giá tài sản cao hơn thực tế, không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, không thỏa thuận trước về việc góp vốn cũng như giá trị tài sản góp vốn,…

Tranh chấp trong quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp

Các cổ đông, nhóm cổ đông lớn (nắm cổ phần chi phối) muốn đề cử nhân sự cụ thể làm giám đốc.

Cổ đông lớn là chủ tịch đồng thời muốn giữ chức giám đốc điều hành để không loại họ và nhân sự của họ ra khỏi

Hội đồng quản trị, không bị bãi miễn chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tranh chấp từ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Các cổ đông, nhóm cổ đông khác cho rằng những quyết định này là không công bằng.

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trực tiếp dẫn đến quyền lợi của các cổ đông, nhóm cổ đông khác không như mong đợi hoặc bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Xây Dựng

Các phương thức giải quyết tranh chấp cổ đông

Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng

Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông có thể thể hiện quyền của mình bằng cách tổ chức các cuộc họp để thương lượng. Trong mỗi công ty, các cổ đông có thể thỏa thuận về việc quyết định tỷ lệ cổ phần cần có để tham gia họp, biểu quyết, hoặc tiến hành các cuộc họp khác, trừ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết. Nếu xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông trong quá trình kinh doanh, thì các bên sẽ giải quyết thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải

Các bên có quyền chọn lựa phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại về tranh chấp như một phương án sau khi xảy ra tranh chấp. Hòa giải giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kết quả hòa giải được Tòa án công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, trong thực tế, các tranh chấp thường mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến kinh tế của từng cổ đông và phương án kinh doanh của công ty, việc hòa giải không luôn đảm bảo sự tuân thủ và thực hiện kết quả như một số phương án khác.

Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Nhiều cổ đông chọn phương pháp giải quyết tranh chấp bằng cách khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Công ty cổ phần thực sự là một công ty đối với vốn nên các tranh chấp từ bên ngoài hoặc nội bộ công ty thường khó có thể đạt được thỏa thuận hợp lý.

Ví dụ, trong trường hợp một công ty đại chúng, chủ tịch hội đồng quản trị ký kết đầu tư vượt quyền hạn dẫn đến thiệt hại cho công ty, cổ đông có quyền khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu bồi thường hoặc tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài

Phương án giải quyết bằng cách khởi kiện tại Trung tâm trọng tài có thể được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên. Thời hạn khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm kể từ thời điểm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài trở nên phổ biến vì quyết định của Hội đồng trọng tài có hiệu lực ngay từ ngày ban hành và tiết kiệm thời gian so với việc trình tự tố tụng tại Tòa án nhân dân.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top