Tranh chấp môi trường tại Việt Nam đặc biệt trong các vụ kiện liên quan đến ô nhiễm môi trường, xâm hại tài nguyên thiên nhiên, đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây do nhận thức về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Việc giải quyết tranh chấp này được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các quy định liên quan trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, và các luật chuyên ngành khác.
Tranh chấp về môi trường được quy định như thế nào?
Theo Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phục hồi môi trường sau sự cố môi trường, trong đó:
“1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện theo Điều 133 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện về môi trường là ngày tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.
Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường tại Tòa án
Khác với các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay lao động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp môi trường là một trong 9 nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Bộ máy các cơ quan quản lý môi trường tham gia giải quyết tranh chấp môi trường được tổ chức ở cả 4 cấp: Cán bộ địa chính cấp phường, xã; các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; sở tài nguyên và môi trường; cục bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp phổ biến nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp sẽ là: Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. Toà án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Còn xét theo phạm vi lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc tòa án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thỏa thuận tòa án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết. Nếu vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi địa phương mà mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
Các tranh chấp môi trường tại Việt Nam đang trở thành một lĩnh vực pháp lý phức tạp nhưng quan trọng. Với sự cải tiến trong các quy định pháp luật và thủ tục tố tụng, Tòa án Việt Nam ngày càng có vai trò lớn trong việc giải quyết các tranh chấp này, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo công bằng cho các bên liên quan.
Xem thêm: