Quyền đơn phương ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi thấy tình cảm vợ chồng không còn và việc tiếp tục duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình.
Vì thế, Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định tương đối đầy đủ về quyền ly hôn của vợ và chồng, trong đó có căn cứ cho phép vợ hoặc chồng được quyền ly hôn nếu vợ, hoặc chồng bị tuyên bố mất tích.
Ly hôn và đơn phương ly hôn được hiểu như thế nào?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Từ đó, có thể hiểu đơn phương ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên yêu cầu theo những căn cứ do pháp luật quy định và được Tòa án công nhận bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Xem thêm:
Các căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể hiểu có 3 căn cứ ly hôn như sau:
• Khi có căn cứ một bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của họ thì cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình.
• Vợ chồng thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình
• Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình.
Xem thêm:
- Tại sao nên sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn trước hôn nhân?
- Luật sư tư vấn thoả thuận trước hôn nhân tại Hà Nội
Đơn phương ly hôn trong trường hợp người chồng mất tích
Khoản 2 Điều 68 BLDS năm 2015: “Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”
Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Có thể thấy quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình đã cụ thể hóa hậu quả của việc Tòa án tuyên bố mất tích theo quy định tại BLDS năm 2015. Theo đó, chỉ khi nào người chồng bị tuyên bố mất tích theo quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì Tòa án mới giải quyết yêu cầu ly hôn của người vợ. Tóm lại, người vợ được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Xem thêm:
- Thủ Tục Ly Hôn Theo Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành
- Chồng có được đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai không?
Thủ tục ly hôn với người bị mất tích
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Hồ sơ ly hôn với người mất tích bao gồm:
– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn;
– Quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng;
– Bản sao sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tài Tòa án có thẩm quyền ly hôn
Cũng như các trường hợp ly hôn đơn phương thông thường, khi ly hôn với người đang mất tích, nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của bị đơn trước khi người đó mất tích.
Bước 3: Tòa án giải quyết
Sau khi nhận hồ sơ xin ly hôn với người mất tích. Nếu hồ sơ hợp lệ, tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí (Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho tòa án).
Tòa án thụ lý giải quyết vụ án.
Ly hôn với người mất tích thuộc trường hợp tòa án không tiến hành hòa giải được, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Do đó có thể áp dụng quy định tại khoản 2 điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 với lý do đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương với người mất tích thông thường kéo dài từ 4-6 tháng.
Xem thêm: