Định giá doanh nghiệp trong các thương vụ M&A tại Việt Nam

Theo thống kê, có đến 70% các thương vụ sáp nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A) là việc định giá sai giá trị của doanh nghiệp hoặc không đồng nhất giữa bên mua và bên bán. Vì vậy, bên cạnh những thủ tục pháp lý cần thiết thì việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là điều không thể bỏ qua đối với bên mua và bên bán.

Tại sao cần định giá doanh nghiệp khi M&A?

Đối với bên mua: Thẩm định giá doanh nghiệp giúp xác định chính xác tổng giá trị hiện tại và tương lại gần của doanh nghiệp, xác minh được tính pháp lý của doanh nghiệp đó. Từ đó, xác định được tính khả thi cũng như giảm thiểu rủi ro khi đầu tư tài chính trong dự án M&A doanh nghiệp.

Đối với bên bán: Việc thẩm định giá trước khi tiến hành M&A sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp thấy được giá trị hiện tại cũng như khả năng tăng/giảm giá trị trong tương lai gần, tranh thất thoát giá trị doanh nghiệp khi tiến hành đàm phán, thương lượng.

Đối với cơ quan quản lý: Thẩm định giá doanh nghiệp trước khi M&A giúp cơ quan quản lý, công quyền có cơ sở pháp lý để tham khảo, phân xử nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các bên.

Có thể khẳng định, thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A là yêu cầu tất yếu đối với cả bên bán, bên mua và cơ quan quản lý Nhà nước.

Xem thêm: Các bước chuẩn bị cho một thương vụ M&A thành công

Quy trình định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A

Quy trình thẩm định giá cho doanh nghiệp phục vụ mục đích M&A thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư

Các đơn vị thẩm định giá sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng có nhu cầu định giá tài sản. Việc nắm rõ mục đích của khách hàng, cũng như các yếu tố như loại hình, vị trí, tuổi đời và quy mô của doanh nghiệp/tài sản, sẽ giúp đơn vị thẩm định xác định tính khả thi của việc thẩm định giá.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

Dựa trên các thông tin pháp lý ban đầu mà khách hàng cung cấp, đơn vị thẩm định sẽ xây dựng kế hoạch thẩm định giá. Kế hoạch này sẽ nêu rõ các bước thực hiện, thời gian hoàn thành và các yêu cầu cần đạt được trong từng giai đoạn.

Bước 3: Khảo sát thực tế và thu thập thông tin

Sau khi hoàn thành kế hoạch thẩm định, các thẩm định viên và chuyên gia sẽ tiến hành khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu hồ sơ pháp lý và các báo cáo chi tiết của doanh nghiệp bằng các nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện thẩm định giá cho doanh nghiệp/tài sản đó.

Khảo sát thực tế doanh nghiệp bao gồm việc xem xét bất động sản (nếu có), dây chuyền máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải, thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, cũng như khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, các báo cáo tài chính và kế hoạch chiến lược kinh doanh cũng sẽ được xem xét. Từ đó, các thẩm định viên sẽ đánh giá một cách toàn diện và chính xác các yếu tố cấu thành giá trị của doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng báo cáo chi tiết thẩm định giá

Dựa trên thông tin thu thập được từ khảo sát thực tế, chuyên viên thẩm định sẽ tiến hành xây dựng báo cáo thẩm định theo các yêu cầu và tiêu chuẩn của Luật thẩm định giá Việt Nam.

Bước 5: Kiểm soát

Sau khi thẩm định viên hoàn thành báo cáo, tài liệu này sẽ được chuyển đến bộ phận Kiểm soát để kiểm tra toàn bộ hình thức và nội dung, bao gồm giá trị thẩm định tài sản, thông tin pháp lý, kỹ thuật của tài sản, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định và phương pháp thẩm định. Nếu cần chỉnh sửa, báo cáo sẽ được gửi lại cho thẩm định viên. Nếu đạt yêu cầu, báo cáo sẽ được chuyển sang bộ phận in ấn và phát hành.

Bước 6: Phát hành Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá

Sau khi hoàn tất kiểm soát, báo cáo và chứng thư thẩm định giá sẽ được in ấn, phát hành và gửi đến khách hàng. Từ đó, báo cáo và chứng thư này sẽ có hiệu lực pháp lý, làm cơ sở xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cho mục đích M&A hoặc các mục đích liên quan khác.

Xem thêm: Quy trình thực hiện M&A tại Việt Nam

Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp trong M&A

  • Bản đăng ký yêu cầu thẩm định giá doanh nghiệp (Theo mẫu đơn vị thẩm định giá)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc.
  • Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập công ty.
  • Báo cáo tài chính doanh nghiệp
  • Chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu/SHTT (nếu có)
  • Kế hoạch KD, Marketing (nếu có)

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top