Dịch vụ tư vấn pháp lý là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Các luật sư tư vấn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số dịch vụ tư vấn pháp lý phổ biến mà luật sư tư vấn thường cung cấp:
Luật sư tư vấn cung cấp các ý kiến pháp lý
Đây là một hình thức của dịch vụ tư vấn pháp luật nhằm giải đáp, làm rõ các vấn đề pháp lý của khách hàng là một trong những dịch vụ điển hình mà luật sư thường cung cấp cho khách hàng. Trên thực tế, các vấn đề mà khách hàng cần luật sư cung cấp ý kiến pháp lý rất đa dạng, từ những câu hỏi đơn giản về nội dung của quy định pháp luật cho đến những vấn đề phức tạp, đòi hỏi luật sư cần dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, đánh giá đầy đủ các khía cạnh liên quan trong vụ việc và đưa ra được giải pháp, kế hoạch để khách hàng giải quyết vụ việc của mình.
Tùy thuộc vào từng trường hợp và yêu cầu cụ thể của khách hàng, luật sư thường thực hiện các bước sau để tư vấn cho khách hàng:
Bước 1: Thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan từ khách hàng hoặc các bên khác có liên quan;
Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và xem xét các quy định pháp luật có liên quan về vấn đề khách hàng đang nói;
Bước 3: Tham vấn quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp các quy định pháp luật có liên quan chưa rõ ràng;
Bước 4: Trình bày ý kiến tư vấn pháp luật về vấn đề được nói. Tùy vào thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, ý kiến tư vấn pháp luật thường được trình bày dưới dạng thư điện tử hoặc một thư tư vấn pháp luật hoàn chỉnh có đóng dấu của tổ chức hành nghề luật sư để khách hàng tham khảo, chia sẻ và tiêu trừ. Trong một số trường hợp cấp thiết đòi hỏi phải có ý kiến pháp lý ngay, khách hàng cũng có thể yêu cầu luật sư trực tiếp trình bày tư vấn pháp luật của mình cho khách hàng tại cuộc họp hoặc qua điện thoại và cũng có thể lập biên bản cuộc họp.
Xem thêm: Những vấn đề phổ biến mà luật sư tư vấn có thể giúp giải quyết cho cá nhân và doanh nghiệp
Luật sư soạn thảo, rà soát các tài liệu pháp lý
Soạn thảo hoặc rà soát các tài liệu pháp lý liên quan đến đối tác của khách hàng hoặc một bên thứ ba khác có liên quan đến khách hàng nhằm đảm bảo các tài liệu pháp lý có thể có hiệu lực ràng buộc đối với khách hàng, tuân thủ được các yêu cầu về nội dung, hình thức mà pháp luật quy định, thể hiện được đầy đủ và súc tích ý chí mà khách hàng muốn truyền tải và giảm thiểu rủi ro pháp lý mà khách hàng có thể gặp phải trong tương lai khi ký hoặc phát hành các tài liệu pháp lý này.
Các tài liệu pháp lý cần luật sư soạn thảo hoặc rà soát rất đa dạng và trải rộng ở nhiều lĩnh vực pháp luật có liên quan. Thông thường nhất là các loại hợp đồng (dân sự, thương mại, lao động), ngoài ra, còn có các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận chứng, thư đề nghị, thư xác nhận. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực pháp lý và vấn đề/quan hệ pháp luật có liên quan, các tài liệu pháp lý này có thể bao gồm:
- Lĩnh vực dân sự
- Lĩnh vực kinh doanh, thương mại
- Lĩnh vực lao động
- Lĩnh vực hôn nhân, gia đình
Xem thêm: Vai trò của luật sư tư vấn trong việc đưa ra giải pháp pháp lý hiệu quả cho khách hàng
Luật sư hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính
Khi cần thực hiện một số các thủ tục hành chính thì việc khách hàng tự thực hiện các thủ tục này một mặt sẽ khiến tiêu tốn thời gian và công sức hoặc quá trình thực hiện không ngừng bị kéo dài và có thể khiến cho kết quả công việc không đạt được đúng như mong muốn.
Sự tham gia của luật sư tư vấn trong trường hợp này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức, nhanh chóng xin được các giấy phép phù hợp với mong muốn của mình. Ngoài ra, với kiến thức của mình, luật sư cũng có thể tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về những quy định có liên quan của pháp luật đối với tình huống của khách hàng để từ đó khách hàng đưa ra quyết định phù hợp.
Thông thường đối với những vụ việc hành chính, luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng ở khâu soạn thảo hồ sơ, tài liệu, đại diện cho khách hàng với tư cách đại diện theo ủy quyền để nộp hồ sơ, nhận kết quả và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vấn đề phát sinh có liên quan.
Xem thêm: Những lợi ích khi thuê luật sư tư vấn cho vấn đề pháp lý của bạn
Các dịch vụ pháp lý về thẩm tra pháp lý doanh nghiệp
Thẩm tra pháp lý doanh nghiệp được hiểu là việc luật sư xem xét và rà soát toàn bộ các yếu tố pháp lý có liên quan đến việc thành lập, phát triển, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Dựa vào các thông tin, hồ sơ được cung cấp luật sư sẽ đưa ra những đánh giá, ý kiến đối với các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp chưa tuân thủ, chỉ ra những rủi ro có thể xảy ra do việc chưa tuân thủ và đề xuất các biện pháp khắc phục cho doanh nghiệp.
Nội dung thẩm tra pháp lý doanh nghiệp sẽ phụ thuộc khá nhiều vào quá trình thành lập và hoạt động trên thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phạm vi tiêu chuẩn cho việc thẩm tra pháp lý doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các tiêu chí sau: Doanh nghiệp; vốn góp; lao động; tài sản doanh nghiệp; các hợp đồng trọng yếu; tuân thủ pháp luật; tuân thủ về thuế; vay, thế chấp, bảo lãnh, giải thể, kiện tụng và các quyết định phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Luật sư tư vấn về quy trình pháp lý khi khởi nghiệp
Luật sư nhận đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội, các cá nhân và tổ chức không chỉ có nhu cầu được tư vấn hay được chỉ dẫn các vấn đề pháp lý mà họ còn mong muốn được một người có kiến thức và am hiểu pháp luật thay thế mình đứng ra để thực hiện các công việc pháp lý đó.
Thông thường, để bắt đầu các công việc này, tùy thuộc vào chiến lược của mỗi tổ chức hành nghề và thỏa thuận giữa các bên, khách hàng có thể ban hành văn bản ủy quyền hoặc giấy chỉ định luật sư cho luật sư/tổ chức hành nghề luật sư để xác lập tư cách cho luật sư/tổ chức hành nghề luật sư khi làm việc. Trước khi làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan, luật sư thường phải thống nhất với khách hàng về các nội dung làm việc, những điều nên nói và không nên nói, phạm vi/quyền quyết định của luật sư đến đâu,… Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp luật sư đại diện cho khách hàng trong các cuộc thương lượng bởi vì quyết định của luật sư trong buổi thương lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.
Sau khi kết thúc buổi làm việc, thượng lượng, luật sư sẽ thông báo diễn biến vụ việc và ý kiến của bên kia đến khách hàng bằng nhiều phương thức. Trong quá trình thông tin về vụ việc, luật sư cũng có thể đưa ra ý kiến, đánh giá của mình về khả năng hợp tác/thương lượng của bên kia và đề xuất hướng tiếp cận tiếp theo. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, luật sư không nên tự ý quyết định các bước thực hiện tiếp theo mà sẽ tư vấn, đề nghị khách hàng lựa chọn phương án để luật sư thực hiện theo.
Xem thêm: Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự là gì?
Luật sư hỗ trợ trong các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Tùy thuộc vào từng thương vụ M&A khác nhau, mức độ phức tạp của từng thương vụ và cả yêu cầu của khách hàng mà các công việc hỗ trợ của luật sư trong từng vụ việc sẽ có thể khác nhau. Nhìn chung, liên quan đến M&A, luật sư có thể cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, thủ tục hành chính…). Có thể kể đến những công việc phổ biến như:
- Tư vấn cho khách hàng về các nội dung mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Thẩm tra tình trạng pháp lý và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp mục tiêu
- Đàm phán với doanh nghiệp mục tiêu và các đối tác khác trong giao dịch
- Soạn thảo các tài liệu pháp lý có liên quan đến giao dịch
- Giám sát và đốc thúc quá trình các bên thực hiện các công việc
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc tư vấn pháp lý trong quản lý doanh nghiệp
Luật sư tư vấn hỗ trợ thương lượng thu hồi công nợ
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi. Công nợ khó đòi thường phát sinh từ nhiều lý do, trong đó phổ biến nhất là do đối tác gặp khó khăn về tài chính hoặc có trục trặc trong vấn đề nội bộ dẫn đến chưa thanh toán cho khách hàng. Cũng có trường hợp, khách hàng chậm hoặc từ chối thanh toán công nợ do đang có tranh chấp với đối tác về các giao dịch giữa khách hàng và đối tác hoặc chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã cung cấp cho đối tác. Bất kể lý do dẫn đến chậm trễ thanh toán là gì, khách hàng đều mong muốn có thể thu hồi đầy đủ công nợ này một cách hiệu quả và trong thời gian sớm nhất.
Đối với những trường hợp như vậy khách hàng thường có thể yêu cầu luật sư thực hiện công việc hỗ trợ khách hàng thu hồi công nợ thông qua con đường thương lượng, đàm phán. Khác với tranh tụng giải quyết công nợ, đối với công việc thương lượng, đàm phán thu hồi nợ, luật sư không tiến hành việc khởi kiện bên mắc nợ ra tòa để giải quyết tranh chấp mà luật sư khi đàm phán, làm việc với bên mắc nợ trên tinh thần thiện chí, thuyết phục bên này tự giác thanh toán nợ cho khách hàng.
Xem thêm: