Dịch vụ của luật sư doanh nghiệp là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động một cách hợp pháp và hiệu quả. Các dịch vụ này bao gồm một loạt các hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời giúp họ tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tại sao nên thuê luật sư doanh nghiệp?
- Giúp doanh nghiệp giải quyết trọn vẹn những thủ tụ pháp lý
Với kiến thức pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực về doanh nghiệp, thương mại, lao động, thuế, hợp đồng, dân sự… nên họ tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng; đồng thời, cách tư duy, nhận diện và giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi tư duy cao sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Với kinh nghiệm chuyên môn, luật sư sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp hoàn thiện tất cả những thủ tục pháp lý có liên quan tới hoạt động nội bộ. Đồng thời giải quyết tố những thủ tục pháp lý liên quan đến cơ quan nhà nước. - Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp cho doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi những vướng mắc, tranh chấp nội bộ hoặc hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời giải quyết nhanh chóng chắc chắn sẽ cần tới luật sư am hiểu về pháp luật và dày dặn trong kinh nghiệm.
Thông thường, luật sư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một số loại tranh chấp phát sinh như:
– Tranh chấp nội bộ: Đây thường là những tranh chấp nội bộ giữa các cổ động viên, các thành viên về vấn đề chiếm đoạt tài sản, cơ chế cho nhân viên,…
– Tranh chấp với khách hàng: Tranh chấp với khách hàng có thể khiến doanh nghiệp mất đi uy tín, danh dư và quyền lợi,… - Hạn chế những rủi ro về pháp lý
Với những công ty mới thành lập thì nên thuê ngay luật sư doanh nghiệp đề đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Hạn chế tối đa những rủi ro về pháp lý khi có sự kiểm tra của cơ quan nhà nước. Với những kế hoạch mới, nếu có sự định hướng của luật sư sẽ có nhiều giải pháp phù hợp và tối ưu nhất.
Ngoài ra, luật sư doanh nghiệp là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp về kinh phí bởi doanh nghiệp không cần phải vận hành một bộ máy nhiều nhân sự như phòng pháp chế song vẫn nhận được những lời tư vấn chuyên môn của toàn bộ đội ngũ Luật sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Xem thêm: Làm thế nào luật sư doanh nghiệp có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình
Dịch vụ phổ biến mà luật sư doanh nghiệp cung cấp
- Dịch vụ tư vấn pháp luật
Luật sư doanh nghiệp cung cấp, tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý rủi ro pháp lý và giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, luật sư còn hỗ trợ tư vấn về các hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên để tránh các tranh chấp xảy ra. - Dịch vụ đại diện pháp lý
Không chỉ tư vấn pháp luật, luật sư doanh nghiệp còn đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc kiện tụng, đàm phán và thương lượng. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp sẽ được luật sư hỗ trợ. - Dịch vụ xử lý tranh chấp
Luật sư doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp nhằm tư vấn, giải quyết tranh chấp cho khách hàng trong mọi lĩnh vực như tranh chấp đất đai, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp lao động, tranh chấp thương mại, tranh chấp đối tác kinh doanh, tranh chấp cổ đông, tranh chấp đầu tư, tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản….. - Dịch vụ bảo vệ sở hữu trí tuệ
Dịch vụ bao gồm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, luật sư doanh nghiệp còn đại diện xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ. - Dịch vụ tư vấn về lao động
Dịch vụ này cung cấp tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến lao động, bao gồm tư vấn về chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi, soạn thảo hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động, tư vấn về tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các vấn đề liên quan khác.
Xem thêm: Cách chọn lựa luật sư doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Hãng luật La Défense
La Défense sẽ tư vấn các vấn đề sau:
- Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp;
- Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu;
- Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…;
- Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
- Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động;
- Tư vấn các chính sách thuế, các thủ tục thuế cho doanh nghiệp;
- Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá, Tư vấn về thủ tục hải quan, Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước;
- Tư vấn và hòa giải các tranh chấp nội bộ trong Công ty, tranh chấp với khách hàng.
Xem thêm: