Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở đâu?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) thì: Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
Địa điểm giải quyết tranh chấp được xác định như thế nào theo Luật trọng tài thương mại?
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về địa điểm tranh chấp, địa điểm đó có thể là ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật TTTM.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật TTTM thì trong trường hợp không có thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Địa điểm giải quyết tranh chấp được xác định như thế nào theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
Về cơ bản quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp theo Quy tắc tố tụng của VIAC cụ thể hóa các quy định trong Luật Trọng tài thương mại. Cụ thể, địa điểm giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 22 Quy tắc tố tụng của VIAC với các nội dung sau:
“1. Địa điểm trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định địa điểm trọng tài mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp.
2. Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành các phiên họp giải quyết vụ tranh chấp tại bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Hội đồng Trọng tài có thể tổ chức các cuộc họp bằng hình thức và tại bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp.”
Như vậy khi các bên đàm phán, ký kết hợp đồng cần cân nhắc vấn đề lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài một cách kỹ lưỡng.
Việc này có ý nghĩa quan trọng, tạo sự thuận tiện cho các bên tranh chấp, đặc biệt đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài hay tranh chấp quốc tế thì việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chính là lựa chọn địa điểm về mặt pháp lý dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau như: về việc xác định luật trọng tài của quốc gia nào sẽ điều chỉnh tố tụng trọng tài, phán quyết trọng tài đó sẽ là phán quyết trọng tài trong nước hay phán quyết trọng tài nước ngoài ….
Xem thêm: