Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do bộ quốc phòng sản xuất hay không?

Trước mỗi dịp Tết, nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân khá lớn. Vậy cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do bộ quốc phòng sản xuất hay không? Điều này có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Chi tiết tại bài viết dưới đây.

Pháo hoa được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Trong đó, điểm a) và điểm b) Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau: “Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”

Xem thêm: 

Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất hay không?
Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất hay không?

Cá nhân có được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất hay không?

Cá nhân không được kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất bởi:

Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.”

Từ quy định này, có thể thấy việc mua bán pháo nổ là việc làm bị nghiêm cấm trừ những tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ.

Thứ hai, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc kinh doanh pháo hoa phải đảm bảo các điều kiện sau:

(1) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;

(2) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;

(3) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;

(4) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường mới được quyền kinh doanh pháo hoa. Cá nhân không được phép kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất.

Cá nhân chỉ được phép mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về sử dụng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Cụ thể, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top