Cách chọn lựa luật sư doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây như cầu thuê luật sư doanh nghiệp ngày càng tăng. Để đáp ứng đúng theo nhu cầu pháp lý bạn cần xác định rõ mục đích thuê luật sư để làm gì? Dưới đây là cách lựa chọn luật sư phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Vì sao nên thuê luật sư doanh nghiệp?

  1. Luật sư doanh nghiệp giúp giải quyết tất cả các thủ tục pháp lý:
    Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp hầu hết đều nhắm tới mục tiêu đó là hoàn thiện cho doanh nghiệp những thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của nội bộ doanh nghiệp và thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước, quý khách hàng. Đó là:
    – Trong nội bộ doanh nghiệp: Luật sư tư vấn soạn thảo nội quy, quy chế hoạt động hoạt động chung của doanh nghệp, các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động của nhân viên, tư vấn về luật thuế giá trị gia tăng,…
    – Thủ tục liên quan đến các cơ quan nhà nước: Luật sư tư vấn sẽ giải đáp những câu hỏi thắc mắc của doanh nghiệp về vấn đề pháp lý khi đăng ký kinh doanh, mã số thuế, các hợp đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài, liên kết kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam,… đảm bảo phù hợp theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
  2. Luật sư doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp
    Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có tranh chấp, vướng mắc nội bộ hoặc tranh chấp hợp đồng . Để đảm bảo công bằng quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật, giải quyết nhanh chóng không mất nhiều thời gian thì vai trò của luật sư tư vấn trong trường hợp này rất quan trọng.
    Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp thường được thuê để giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong doanh nghiệp, trong đó có 3 loại tranh chấp phổ biến nhất: tranh chấp nội bộ, tranh chấp với khách hàng, tranh chấp với cơ quan nhà nước.
  3. Luật sư doanh nghiệp hạn chế những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp
    Luật sư sẽ đảm bảo mọi thủ tục pháp lý của doanh nghiệp đều phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi cơ quan nhà nước kiểm tra, doanh nghiệp sẽ hạn chế được thấp nhất những rủi ro về xử phạt vi phạm các thủ tục hành chính. Những kế hoạch mới của doanh nghiệp liên quan đến các thủ tục pháp lý nếu được luật sư tư vấn sớm thì sẽ có nhiều giải pháp phù hợp nhất, hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện.
    Khi doanh nghiệp xảy ra vấn đề phát sinh, luật sư sẽ tư vấn những giải pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh, đảm bảo giải quyết được vấn đề, giảm chi phí thấp nhất lại phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thể hiện việc nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật của doanh nghiệp.
  4. Giúp giảm chi phí
    Nếu thông qua một hợp đồng thuê luật sư cụ thể, rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí thấp mà lại đạt hiệu quả cao hơn. Các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp rất rộng, chỉ những chuyên gia pháp lý mới có thể am hiểu được hết những quy định của pháp luật về lĩnh vực này, vì vậy, chỉ cần một hợp đồng thuê luật sư, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ luật sư, chuyên viên sẵn sàng đáp ứng ngay khi có yêu cầu. Điều này sẽ hiệu quả hơn là duy trì một nhân viên pháp lý trong bộ máy nhân sự mà không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp, vừa tốn kém lại không hiệu quả.

Xem thêm: Tầm quan trọng của việc thuê luật sư doanh nghiệp cho công ty của bạn

Luật sư Lưu Tiến Dũng
Luật sư Lưu Tiến Dũng

Cách chọn luật sư doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

  • Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp: Trước khi lựa chọn luật sư, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của mình trong việc tìm kiếm dịch vụ pháp lý. Việc này giúp doanh nghiệp hiểu rõ những vấn đề cụ thể mà họ cần sự hỗ trợ từ luật sư, từ đó dễ dàng chọn lựa được người có chuyên môn phù hợp.
  • Tìm hiểu về kinh nghiệm, chuyên môn của luật sư: Khi đã xác định được nhu cầu cụ thể , doanh nghiệp cần tìm hiểu về kinh nghiệm, chuyên môn của luật sư trong lĩnh vực pháp lý mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc này giúp đánh giá khả năng của luật sư trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.
  • Đánh giá uy tín, danh tiếng của luật sư: Uy tín và danh tiếng của luật sư là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa. Doanh nghiệp cần tìm hiểu về các dự án đã thực hiện, các khách hàng đã từng hợp tác và đánh giá từ phía khách hàng về công tác pháp lý của luật sư để có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác.
  • Xem xét về chi phí và phí dịch vụ: Trước khi quyết định chọn lựa luật sư, doanh nghiệp cần xem xét và thảo luận rõ về chi phí và phí dịch vụ để tránh những bất ngờ không mong muốn sau này. Đồng thời, cần thảo luận rõ về phương thức thanh toán và các điều khoản hợp đồng để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình hợp tác.
  • Thảo luận và ký kết hợp đồng: Sau khi đã chọn lựa được luật sư phù hợp, doanh nghiệp cần thảo luận rõ về các điều khoản, cam kết và ký kết hợp đồng hợp tác. Việc này giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên và tạo ra một môi trường hợp tác công bằng và minh bạch.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top