Các văn bản pháp luật chính điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

M&A (Mergers and Acquisitions) là hoạt động kinh tế quan trọng, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan, M&A chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hạn chế rủi ro.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật quan trọng thuộc các lĩnh vực như đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, cạnh tranh, lao động, thuế… Dưới đây là tổng quan về các văn bản pháp luật chính điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam.

Hoạt động M&A

Luật Doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định M&A như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra còn điều chỉnh các cách thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần góp vốn, mua lại doanh nghiệp tư nhân, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp.

Luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật Cạnh tranh nhìn nhận M&A dưới góc độ hành vi tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp. Đưa ra quy định hạn chế các giao dịch M&A dựa trên thị phần kết hợp của các bên tham gia giao dịch.

Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật thương mại và Bộ luật Dân sự chủ yếu điều chỉnh M&A dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên. Các loại hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng liên doanh,…

Luật Đầu tư điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật đầu tư xem xét M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý đầu tư. Bên cạnh đó Luật cũng đưa ra các quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh cũng như các thủ tục hành chính cần thực hiện.

Luật Kế toán điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật kế toán quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn bản Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư 161/2007/TT-BTC, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh, Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

Luật Thuế điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Khi giao dịch M&A được thực hiện, thông thường sẽ dẫn tới các thay đổi lớn về tài chính, làm phát sinh các nghĩa vụ thuế về thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,… vì vậy các bên tham gia phải hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế có liên quan đối với Nhà nước Việt Nam.

Luật Kiểm toán điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật kiểm toán kiểm tra các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công nghệ, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu giữa các bên.

Bộ luật Lao động điều chỉnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Bộ luật lao động yêu cầu các bên tham gia M&A phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các phương án sử dụng lao động sau khi thương vụ thành công.

Ngoài ra, các quy định khác cũng tham gia điều chỉnh hoạt động này như định giá tài sản, hải quan, bất động sản…

Hoạt động M&A tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và giảm thiểu rủi ro. Doanh nghiệp và nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch M&A cần nắm rõ các quy định này để đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý không đáng có. Việc tham vấn ý kiến của chuyên gia pháp lý là cần thiết để thực hiện giao dịch M&A một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top