Việc thành lập trung tâm năng khiếu là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển tài năng trẻ trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, âm nhạc và kỹ năng mềm. Tuy nhiên, để trung tâm hoạt động hợp pháp, chủ cơ sở cần tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước chuẩn bị, yêu cầu pháp lý và những lưu ý quan trọng khi mở trung tâm năng khiếu.
Hiểu rõ về Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2024, quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này đặt ra các nguyên tắc, trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm, học thêm và trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Đặc biệt, thông tư nhấn mạnh:
- Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh.
- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Giáo viên đang giảng dạy trong các trường học muốn tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức và thời gian dạy thêm.
Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định trong thông tư này là cơ sở để trung tâm năng khiếu hoạt động hợp pháp và tránh các vi phạm pháp luật.
Điều kiện thành lập trung tâm năng khiếu
Về cơ sở vật chất thì trung tâm phải có phòng học; phòng chức năng có đủ ánh sáng; đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định; có các thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn; phù hợp với nội dung dạy học; hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Đối với giáo viên, huấn luyện viên thì phải có đủ điều kiện về sức khỏe; có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Về giáo trình, tài liệu: Có đủ giáo trình; tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn; hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập trung tâm năng khiếu
Bước 1:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề phù hợp với nội dung cần xin giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định trên.
Bước 2:
Đề nghị cấp phép hoạt động trung tâm năng khiếu
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì người có nhu cần mang nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3:
Xác nhận đăng ký hoạt động trung tâm.
Hồ sơ thành lập trung tâm năng khiếu
Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Hồ sơ gửi cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, việc thành lập trung tâm đào tạo năng khiếu phải đáp ứng các điều kiện và đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định.
Việc thành lập trung tâm năng khiếu đòi hỏi sự am hiểu sâu về pháp luật giáo dục và chiến lược quản lý rủi ro. Để tránh sai sót, chủ đầu tư nên tham vấn luật sư chuyên ngành từ giai đoạn lập kế hoạch. Tuân thủ đúng quy định không chỉ giúp trung tâm vận hành hợp pháp mà còn xây dựng uy tín lâu dài trong ngành giáo dục phi chính quy.
Xem thêm: