Hành vi biếu tặng pháo hoa không nổ có vi phạm pháp luật không?

Vào dịp Tết Nguyên đán, pháo hoa không nổ là mặt hàng được nhiều người tìm mua và săn đón. Đồng thời, nhiều người đã sử dụng pháo hoa làm quà tặng tới khách hàng, người thân… Vậy hành vi này có được xem là vi phạm pháp luật hay không?

Pháo hoa không nổ được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại điểm b) Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo: “Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.” Như vậy, pháo hoa không nổ là pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ. Xem thêm: 

Hành vi biếu tặng pháo hoa không nổ có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.” Như vậy, từ quy định trên, có thể thấy pháo không được xem là quà tặng. Hành vi biếu tặng pháo hoa không nổ là hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, hành vi cho tặng pháo hoa sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Xem thêm: 
Người dân chỉ được đốt pháo hoa không nổ khi có hoá đơn mua hàng.
Người dân chỉ được đốt pháo hoa không nổ khi có hoá đơn mua hàng.

Phải chứng minh nguồn gốc pháo hoa được đốt

Cá nhân hoặc tổ chức mua pháo của Bộ Quốc phòng sản xuất thì trước khi đốt không cần phải báo cơ quan chức năng. Tuy vậy, khi có cơ quan công an đến kiểm tra, người tổ chức đốt pháo phải xuất trình giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc. Những người đốt loại pháo không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ, hành vi vi phạm.Nếu khi bị kiểm tra mà người dân không xuất trình được hoá đơn, chứng từ hợp lệ hoặc sử dụng loại pháo hoa không được phép thì theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng. Xem thêm: 

Mức xử phạt với hành vi tặng pháo cho người khác là bao nhiêu?

Tại Khoản 3 và Khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm: Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam; d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ; đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm; e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị; h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật. … Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này. Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền: Khoản 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top