Trong môi trường kinh doanh hiện đại, viêc năm vững các loại thuế và quy trình báo cáo thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, mà còn góp phần nâng cao uy tín và tránh rủi ro pháp lý không đáng có.

Báo cáo thuế?

Báo cáo thuế là tài liệu mà doanh nghiệp cần phải nộp cho cơ quan thuế để thông báo về tình hình tài chính và các khoản thuế phải nộp trong một kỳ kế toán nhất định.

Các loại báo cáo thuế phải nộp

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

  • Đối tượng chịu thuế: hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
  • Tỷ lệ thuế: tùy theo loại hàng hóa, dịch vụ mà tỷ lệ VAT có thể giao động từ 0% đến 10%( theo Điều 9 Luật thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15)

– Cách tính thuế VAT:

Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào

Trong đó: Thuế VAT đầu ra: Là thuế tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ.

Thuế VAT đầu vào: Là thuế tính trên giá mua của hàng hóa, dịch vụ.

– Hạch toán:

Thuế VAT đầu vào: Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ / Có TK 111, 112, 331…

Thuế VAT đầu ra: Nợ TK 111, 112, 131… / Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi hợp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là nghĩa vụ tài chính mà các doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước.

Mức thuế suất: tùy theo từng quy mô, doanh thu của doanh nghiệp sẽ quy định thuế suất giao động từ 20% đến 50% và có một số trường hợp được ưu đãi thuế, miễn thuế  (Theo Luật thu nhập doanh nghiệp Số 14/VBHN-VPQH).

– Cách tính thuế TNDN: 

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thu x Thuế suất

– Hạch toán:
Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334: Thuế TNDN phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế mà cá nhân nộp cho Nhà nước dựa trên thu nhập mà họ kiếm được một khoảng thời gian nhất định. Thuế này áp dụng cho các nguồn thu nhập khác nhau bao gồm tiền lương, tiền thưởng, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chyển nhượng tài sản và nhiều nguồn khác.

Mức thuế suất: theo từng thu nhập của mỗi các nhân sẽ có mức thuế suất giao đồng từ 5% đến 35% và có một số trường hợp được giảm thuế( Theo nghị định Số 65/2013/ NĐ- CP)

– Cách tính thuế:

Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất

– Hạch toán:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Nợ TK 3335: Thuế TNCN

Quy trình lập và nộp tờ khai thuế

a) Lập tờ khai thuế:

– Người nộp thuế phải lập tờ khai thuế theo mẫu do Bộ tài chính quy định.

– Tờ khai thuế phải đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.

– Trường hợp phát hiện sai sót, người nộp thuế được khai bổ sung trọng thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp tờ khai.

b) Nộp tờ khai thuế:

– Người nộp thế phải nộp tờ khai thuế đúng hạn theo quy định.

– Hình thức nộp: Nộp điện tử qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế cụ thể.

– Thời hạn nộp tùy thuộc vào từng loại thuế và kỳ tính thuế cụ thể.

c) Gia hạn nộp tờ khai thuế
– Trường hợp không thể nộp đúng hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, người nộp được gia hạn nộp tờ

khai.

– Thời hạn gia hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp tờ khai thuế

d) Kiểm tra tờ khai thuế

– Cơ quan thuế kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin trong tờ khai thuế.

– Trường hợp phát hiện sai sót, cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế giải trình hoặc khai báo bổ sung

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top