Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển và hội nhập quốc tế, báo cáo tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính, năng lực hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc lập các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) không chỉ giúp tuân thủ các quy định pháp lý mà còn tạo niềm tin đối với nhà đầu tư, ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước.

Vai trò của báo tài chính trong doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là một công cụ để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp thông tin cho quản lý nội bộ mà còn cho các đối tác đánh giá, từ đó ra quyết định đầu tư, cho vay hoặc hợp tác kinh doanh.

Các báo cáo tài chính bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Việc lập các báo cáo này phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Các báo cáo tài chính

Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), các doanh nghiệp cần phải lập và trình bày đủ ba báo cáo tài chính sau:

Bảng cân đối kế toán

Là báo cáo phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Báo cáo này ghi nhận toàn bộ tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của doanh nghiệp.

1. Cấu trúc bảng cân đối kế toán

  • Tài sản: chia thành tài sản ngắn hạn( tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho) và tài sản dài hạn( nhà xưởng, máy móc, thiết bị).
  • Nguồn vốn: chia thành nợ phải trả( các khoản vay, nợ dài hạn và ngắn hạn) và vốn chủ sở hữu( vốn góp của chủ doanh nghiệp và lợi nhuận giữ lại).

2. Vai trò

  • Phản ánh tình hình tài chính: bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tổng tài sản, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nhất định.
  • Đưa ra quyết định đầu tư: nhà đầu tư dựa vào thông tin trong bảng cân đối kế toán để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ quản lý tài chính: bảng cân đối kế toán cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch và quản lý tài chính hiệu quả.
  • Đánh giá khả năng thanh toán: nhà quản lý và các nhà đầu tư có thể sử dụng bẳng cân đối kế toán để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Được lập định kỳ nhằm mục đích tổng hợp số liệu, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phản ánh dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp, giúp đánh giá khả năng thanh toán và quản lý dòng tiền.

1. Cấu trúc báo cáo

  • Hoạt động kinh doanh: ghi nhận các luồng tiền từ hoạt động chính của doanh nghiệp như thu tiền khách hàng, chi tiền cho nhà cung cấp.
  • Hoạt động đầu tư: ghi nhận dòng tiền từ việc mua bán sản phẩm cố định, đầu tư dài hạn.
  • Hoạt động tài chính: bao gồm các khoản vay, trả nợ, phát hành cổ phiếu và trả cổ tức.

2. Vai trò

  • Quản lý thanh khoản: giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.
  • Dự báo dòng tiền: hỗ trợ lập kế hoạch tài chính, đảm bảo doanh nghiệp có đủ dòng tiền để vận hành.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: phân tích được dòng tiền giúp nhận diện hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

Các quy đinh pháp lý và thời gian nộp báo cáo tài chính

Các văn bản pháp lý liên quan

  • Luật Kế toán: quy định các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán mà doanh nghiệp phải tuân thủ khi lập báo cáo tài chính.
  • Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS): doanh nghiệp phải tuân thủ khi lập báo cáo tài chính, bao gồm các quy định về cách ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin tài chính.
  • Thông tư của Bộ tài chính: cụ thể các thông tư hướng dẫn về việc lập và nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.
  • Luật Doanh nghiệp: yêu cầu doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các cổ đông và nhà đầu tư.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Căn cứ tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định:

Đối với doanh nghiệp nhà nước

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Đối với các doanh nghiệp khác

  • Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính muộn nhất là 90 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Căn cứ Khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 quy định:

  • Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.
  • Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
  • Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top