Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án: Những thay đổi theo các chính sách mới của Quốc hội

Trong kinh doanh, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng không thể tránh khỏi. Có rất nhiều phương pháp giải quyết, trong đó giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án được sử dụng khi hai bên không thể tiến hành hòa giải. Vậy, thủ tục giải quyết này diễn ra như thế nào? Chi tiết tại bài viết dưới đây.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại được định nghĩa là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại của các bên, liên quan đến quyền và nghĩa vụ.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

Các xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động thương mại là không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, một số doanh nghiệp sẽ tìm đến phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án nếu không thể tiến hành tự hòa giải. Thủ tục này sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện sẽ tiến hành nộp Đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Đối với các xung đột phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các trường hợp xung đột đặc biệt hơn, liên quan đến bất động sản, hoặc không biết trụ sở của người khởi kiện được đặt ở đâu… thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết sẽ được xác định theo các Điều 39 và 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đơn khởi kiện phải được nộp kèm theo các loại tài liệu, chứng cứ để chứng minh việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường bưu chính hoặc gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện

Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện với đầy đủ chứng cứ, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán tiến hành xem xét và xử lý đơn khởi kiện trong thời gian 3 ngày sau đó.

Sau 5 ngày làm việc kể từ khi được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định sau đây về đơn khởi kiện:

  • Yêu cầu sửa đổi và bổ sung các loại văn bản cần thiết
  • Tiến hành thụ lý vụ án theo các thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn (trong trường hợp vụ án có đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục này, được quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
  • Tiến hành chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho bị đơn nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Bước 3: Đóng phí tạm ứng

Sau khi xử lý đơn khởi kiện và các minh chứng có liên quan, nếu nhận thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải ngay lập tức thông báo cho bị đơn biết để họ tiến hành đóng phí tạm ứng tại Tòa án (trong trường hợp bắt buộc).

Vụ án chỉ được thụ lý sau khi người khởi kiện đã hoàn tất đóng phí tạm ứng cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ việc

Thẩm phán phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan, những tổ chức và các nhân có nghĩa vụ, quyền lợi cho việc giải quyết vụ án trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi tòa án thụ lý vụ việc. Đồng thời, thông báo cho Việc kiểm soát cùng cấp về quyết định thụ lý vụ án.

Bước 5: Tiến hành hòa giải

Thời gian chuẩn bị phiên xét xử sơ thẩm thường kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Trong thời gian này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Đây là bước quan trọng nhất trong thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án.

Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành công. Trong thời gian 7 ngày từ khi lập biên bản, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đôi bên. Quyết định này sẽ ngay lập tức có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trong trường hợp hòa giải không thành công, vụ án sẽ được đưa ra xét xử.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án

Kể từ ngày Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời gian 1 tháng Tòa án phải mở phiên tòa. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn tối đa là 2 tháng. Sau khi mở phiên tòa, Tòa án sẽ đưa ra Bản án giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên, bên nào không đồng ý có thể thực hiện thủ tục kháng cáo.

Bước 7: Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm (nếu có)

Căn cứ pháp lý và thời gian mở các phiên tòa xét xử Phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top