Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, dân sự và đầu tư ngày càng trở nên phức tạp. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và hiệu quả kinh tế cho các bên liên quan. Hiện nay, hai phương thức giải quyết tranh chấp chiếm ưu thế nhất là thông qua tòa án và trọng tài thương mại.
Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, đòi hỏi các bên phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Bài viết này sẽ phân tích, so sánh thủ tục giải quyết tranh chấp qua tòa án và trọng tài, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương thức, đồng thời làm rõ xu hướng giải quyết tranh chấp hiện nay tại Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trong trường hợp các bên đã có một thỏa thuận trọng tài bao gồm việc chọn trọng tài và quy định về thủ tục tiến hành trọng tài thì sẽ tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thủ tục thường như sau:
- Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài:
- Chọn và chỉ định Trọng tài viên
- Công tác điều tra trước khi xét xử
- Chọn ngày xét xử
- Kết thúc xét xử
Lưu ý rằng tùy tổ chức trọng tài thì thủ tục này có thể thay đổi.
Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Thứ nhất, quyết định của Trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên phải thi hành, các bên không thể chống án hay kháng cáo. Đa số các phán quyết trọng tài đều được thi hành với sự trợ giúp của nhà nước trừ những trường hợp phán quyết bị hủy bởi toà án chủ yếu do vi phạm các thủ tục tố tụng trọng tài. Toà án không thể xét xử lại vụ tranh chấp nếu đã có phán quyết của trọng tài mà chỉ có thể hủy phán quyết trọng tài trên cơ sở xem xét các thủ tục tố tụng trọng tài có được chấp hành đầy đủ hay không.
Thứ hai, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục, các trọng tài viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối, giúp nắm rõ tình tiết vụ việc và hỗ trợ hòa giải hiệu quả. Trọng tài cho phép các bên chọn trọng tài viên, tận dụng kinh nghiệm chuyên gia, tiết kiệm thời gian và chi phí, điều mà Tòa án khó đạt được do tình trạng án tồn đọng.
Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật theo nguyên tắc riêng biệt, giúp bảo mật chi tiết tranh chấp, điều mà các doanh nghiệp coi trọng và tránh công khai trước Tòa án.
Thứ tư, khi xét xử trọng tài cho phép các bên chọn Trọng tài viên dựa trên trình độ, năng lực và hiểu biết chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế và các lĩnh vực chuyên biệt như licensing, leasing, xuất nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, chứng khoán.
Thứ năm, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thể hiện tính tốc độ, tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo do đó để thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Thứ sáu, xét xử bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật, tránh tổn hại quan hệ hợp tác, trong khi xét xử công khai tại Tòa án dễ tạo thế đối đầu, dẫn đến tâm lý thắng – thua giữa các bên.
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Mặc dù trọng tài có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế:
- Phán quyết phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp.
- Chi phí giải quyết tranh chấp có thể cao, nhưng nếu ưu tiên tính kín đáo và nhanh chóng, chi phí không phải là vấn đề lớn.
- Thỏa thuận trọng tài là điều kiện bắt buộc để tranh chấp thuộc thẩm quyền trọng tài, và trọng tài không có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp mà phải nhờ Tòa án thi hành phán quyết.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp nói chung tuy nhiên pháp luật quy định khi các bên có thỏa thuận trọng tài thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết, phải từ chối thụ lý vụ việc để trọng tài giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Thủ tục khi giải quyết tranh chấp tại tòa.
- Khởi kiện
- Hòa giải
- Xét xử sơ thẩm
- Xét xử phúc thẩm
- Thi hành án
Chế độ xét xử của tòa án là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) bên cạnh đó còn các chế độ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vì vậy để một phán quyết của Tóa án có thể thi hành thường mất rất nhiều thời gian.
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án mang tính quyền lực nhà nước, phán quyết buộc các bên thi hành và góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể kinh doanh.
- Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và tuân theo pháp luật.
- Chi phí tại Tòa án cũng thấp hơn nhiều so với Trọng tài thương mại hoặc quốc tế.
Hạn chế của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường dài hơn Trọng tài và công khai, sẽ không phù hợp với doanh nghiệp, có thể làm giảm uy tín và lộ bí mật kinh doanh. Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, làm kéo dài quá trình, ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Thủ tục thiếu linh hoạt do quy định pháp luật.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:
- Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
- Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.
Như vậy, trọng tài và tòa án có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt. Các chủ thể khi lựa chọn giải quyết tranh chấp cần dựa vào nhu cầu của mình để quyết định lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp nào cho hợp lý. Với đặc điểm nhanh gọn và bí mật, trọng tài thương mại đang ngày càng được các chủ thể thương mại ưa chuộng để giải quyết tranh chấp thương mại so với phương pháp truyền thống là xét xử tại Tòa án.
Xem thêm: