Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh

Hợp đồng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động thương mại. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên cũng thực hiện đầy đủ cam kết, dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Việc hiểu rõ quy trình và phương pháp giải quyết tranh chấp không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về ý kiến giữa các bên tham gia thỏa thuận hợp đồng. Đây được coi là một trong những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Ngoài ra việc tranh chấp cũng được coi là điều không thể tránh khỏi và khó giải quyết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trẻ chưa có kinh nghiệm.

Một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc tranh chấp hợp đồng như:

  • Hợp đồng đôi bên: thỏa thuận dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, miệng, hành vi). Cần xem xét và xác định có hình thành mối quan hệ hay không giữa đôi bên hay không.
  • Một trong các bên vi phạm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bất đồng ý kiến trong việc vi phạm và xử lý hậu quả sau khi vi phạm. Đây là yếu tố thường xuyên dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng.

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng: Tranh chấp hợp đồng luôn đi đôi với lợi ích của bên tranh chấp. Đặc biệt, ở tranh chấp thì bên chủ thể có quyền cao nhất sẽ định đoạt giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp hợp đồng có ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó cách để giải quyết tranh chấp nhanh nhất là nguyên tắc thỏa thuận trong sự tự nguyện, bình đẳng.

Các phương án dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh

Các phương án được để ra trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:

Phương thức thương lượng

Đây là phương án các bên của hợp đồng cần bàn bạc cùng nhau để tháo gỡ những khúc mắc. Là cách giải quyết nhanh chóng nhất vì chúng không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý và cũng không mất quá nhiều chi phí. Ngoài ra cách này sẽ giúp làm tổn hại tới mối quan hệ hai bên ít nhất có thể và bí mật kinh doanh cũng không bị tiết lộ. Tuy nhiên đôi bên phải trung thực và có tinh thần hợp tác thì mới có thể thực hiện được phương án này vì chúng không cần sự giải quyết của bên thứ 3.

Phương thức hòa giải

Khác với thương lượng, hòa giải là phương thức sử dụng sự hỗ trợ của bên thứ ba. Bên thứ 3 sẽ đóng vai trò làm người trung gian nhằm mục đích thuyết phục, hỗ trợ hòa giải các tranh chấp hợp đồng. Cũng tương tự với thương lượng, chi phí cho phương án này cũng không quá tốn kém và bí mật kinh doanh cũng được giữ. Tuy nhiên nếu phương án này thất bại thì chi phí tốn kém sẽ bổ sung thêm trong hợp đồng. Đôi khi cũng có bên lợi dụng phương án này để hoãn việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Trọng tài

Nếu không sử dụng được hai phương án trên, hãy tìm kiếm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Đặc biệt trọng tài phải là người có kinh nghiệm và có đủ kiến thức về vấn đề tranh chấp đó. Do đó đôi bên phải thực hiện theo phán quyết của trọng tài. Tuy nhiên nhược điểm của phương án này đó là trọng tài không đại diện cho tư pháp nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành các phán quyết khá hạn chế. Vì thế phương án này cần sự tự giác của đôi bên.

Tòa án

Đây là phương án cuối cùng mang tính nghiêm ngặt. Tòa án là nơi đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành là bắt buộc. Ở phương án này thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng khá kéo dài vì nhiều thủ tục. Việc giải quyết cũng theo trình tự nên các bên tác động vào là điều khó có thể xảy ra. Tuy vậy nhưng chi phí tốn kém so với phương án 3 lại thấp hơn.

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu soạn thảo hợp đồng, tuân thủ pháp luật, đến chọn lựa phương pháp giải quyết phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quyền lợi tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia pháp lý tại La Défense để được tư vấn và hỗ trợ.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top