Việc tham gia của người đại diện trong tố tụng của đương sự có tác dụng rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tuy nhiên trong tố tụng hành chính cũng có những trường hợp cá nhân không được phép trở thành người đại diện cho đương sự. Dưới đây là những trường hợp không được làm người đại diện trong tố tụng mới nhất.
Những trường hợp không được làm người đại diện trong tố tụng mới nhất
Tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những người sau đây không được làm người đại diện uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật bao gồm:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Quy định về chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
Theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.
Các trường hợp chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự
Các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật
Theo khoản 4 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
- Người được đại diện là cá nhân chết;
- Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Căn cứ khác theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.
Các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền
Căn cứ khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Xem thêm: