Tư vấn pháp lý về hợp đồng kinh doanh tại Hà Nội: Những điều quan trọng cần lưu ý

Hợp đồng kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập các mối quan hệ thương mại và định hình các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt tại Hà Nội, trung tâm kinh tế và pháp lý của Việt Nam, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về hợp đồng là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của mọi hoạt động kinh doanh. Bài viết dưới đây những điều quan trọng cần lưu ý về hợp đồng kinh doanh.

Hợp đồng kinh doanh là gì?

Hợp đồng kinh doanh là một dạng hợp đồng dân sự (Khoản 1 Điều 1 Bộ luật dân sự 2015) do các chủ thể kinh doanh tiến hành nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, có thể hiểu hợp đồng trong kinh doanh như sau: “Hợp đồng trong kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh”.

Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh

  • Là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập trên sự tự nguyện thỏa thuận, bình đẳng.
  • Do hai hay nhiều bên tham gia, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, hướng tới lợi ích cụ thể.
  • Có một số điều khoản tương tự như hợp đồng dân sự: điều khoản về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá cả, quyền và nghĩa vụ của các bên…
  • Có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi pháp lý cụ thể của các bên giao kết.
  • Chủ thể của hợp đồng trong kinh doanh phải được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể kinh doanh (thương nhân).
  • Mục đích lợi nhuận là đặc trưng cơ bản của các giao dịch kinh doanh.

Phân loại hợp đồng kinh doanh

Tùy theo từng tiêu chí mà người ta có thể phân chia hợp đồng thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là phân chia theo đối tượng, nội dung hợp đồng thành hợp đồng mua bán, đại lý, ủy thác, cho thuê, gửi giữ tài sản, vận tải, kho bãi, bảo hiểm, dịch vụ quảng cáo và vô số các loại hợp đồng khác.

  • Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, phần hợp đồng thành hai loại: Hợp đồng song vụ và Hợp đồng đơn vụ.
  • Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, chia thành: Hợp đồng chính và Hợp đồng phụ.
  • Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi ích từ hợp đồng, hợp đồng chia thành hai loại: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và Hợp đồng vì lợi ích của các bên.

Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng kinh doanh

Thứ nhất, xác định nguyên tắc giao kết hợp đồng trong kinh doanh: Theo quy định tại Điều 389 của Bộ luật dân sự 2015, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau:

1, Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

2, Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội được hiểu là hợp đồng được thiết lập bằng thỏa thuận trên cơ sở tự do ý chí của các bên giao kết. Tuy nhiên, sự tự do đó không mang tính chất tuyệt đối mà bị chi phối bởi những hạn chế nhất định.

Tự do giao kết hợp đồng không được trái pháp luật: Hạn chế về nội dung của hợp đồng; Hạn chế về chủ thể giao kết hợp đồng; Hạn chế về hình thức hợp đồng:

Quy định về tự do giao kết hợp đồng không được trái với đạo đức xã hội: Mọi giao dịch vi phạm đạo đức xã hội đều vô hiệu.

Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng: Không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào; Không được phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau; Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ; không được lừa dối, không được cố ý đưa ra các thông tin không đúng.

Thứ hai, xây dựng nội dung của hợp đồng trong kinh doanh: Nội dung của hợp đồng trong kinh doanh là các điều khoản sau: đối tượng hợp đồng, giá cả, chất lượng và quy cách hàng hóa, bao bì và ký mã hiệu…

Thứ ba, xác định thủ tục giao kết hợp đồng trong kinh doanh: Với bản chất là một hợp đồng dân sự, thì quá trình giao kết hợp đồng trong kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau: Đề nghị giao kết hợp đồng; Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; thời điểm giao kết hợp đồng.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top