Tranh chấp cổ đông và phương hướng luật sư giải quyết

Tranh chấp cổ đông là một vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra trong các công ty, đặc biệt là những công ty có nhiều cổ đông và cấu trúc quản lý phức tạp. Những tranh chấp này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, giá trị cổ phiếu và uy tín của công ty. Trong bối cảnh này, vai trò của luật sư trở nên đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và đảm bảo sự ổn định của công ty.

Tranh chấp cổ đông là gì?

Tranh chấp giữa các cổ đông (CĐ) được hiểu là các mâu thuẫn, các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, quản lý và điều hành doanh nghiệp giữa các cổ đông, giữa nhóm hoặc các nhóm cổ đông. Những tranh chấp, mâu thuẫn này có tác động không nhỏ, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng tới sự chiến lược hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được xử lý khoa học, hợp lý, hợp tình.

Những tranh chấp cổ đông phổ biến hiện nay

Tranh chấp về tư cách cổ đông: Có thể họ là CĐ sáng lập nhưng lại không đóng góp tiền cho một cổ phần nào trong số cổ phần đã đăng ký hoặc góp không đủ số cổ phần đã đăng ký nhưng yêu cầu quyền và lợi ích như của một cổ đông đã góp đủ vốn. Ngoài ra, tranh chấp về phương thức góp vốn như định giá tài sản cao hơn thực tế, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, không thỏa thuận trước với nhau về việc góp vốn và giá trị vốn góp bằng tài sản, không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần

Tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp: Các nhóm CĐ nắm cổ phần chi phối (như HĐQT) thường muốn “người của mình” làm giám đốc; hoặc CĐ lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT, không bãi miễn khỏi chức danh chủ tịch HĐQT.

Tranh chấp phát sinh từ các quyết định của ĐHĐCĐ: Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của Đại hội Đồng cổ đông sẽ trở thành đối tượng của tranh chấp vì lẽ: Quyết định không công bằng; Quyết định không hợp pháp của ĐHĐCĐ dẫn đến quyền lợi của các cổ đông khác không được như mong đợi nên thực tế các tranh chấp có thể diễn tiến khá phức tạp và gay gắt.

Phương hướng luật sư giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Khi xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông, luật sư sẽ đưa ra các phương hướng giải quyết khách quan nhất. Dưới đây là các phương hướng chính mà luật sư thường áp dụng để giải quyết tranh chấp cổ đông:

  • Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
    Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các cổ đông, nhóm cổ đông chủ động tổ chức các cuộc họp để thương lượng, thỏa thuận với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp giữa các cổ đông nếu phát sinh trong quá trình kinh doanh thì các bên sẽ giải quyết thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải
    Các bên có quyền lựa chọn phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại về tranh chấp như một phương án phát sinh sau khi xảy ra tranh chấp. Việc này giúp tranh chấp được thực hiện nhanh chóng, và đối với kết quả hòa giải được Tòa án công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, các tranh chấp xảy ra thường mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến kinh tế của từng cổ đông và phương án kinh doanh của công ty, việc hòa giải chưa hẳn đã đủ tính cưỡng chế răn đe các bên thực hiện kết quả như một số phương án giải quyết tranh chấp khác.
  • Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân
    Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp bằng khởi kiện tại Tòa án nhân dân được nhiều cổ đông sử dụng. Công ty cổ phần thực chất là công ty đối vốn nên các tranh chấp phát sinh từ bên ngoài hoặc nội bộ công ty sẽ khó có thể đạt được thỏa thuận hợp tình hợp lý.
  • Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài
    Phương án giải quyết bằng việc khởi kiện tại Trung tâm trọng tài có thể được các bên áp dụng trong trường hợp có thỏa thuận. Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Hiện nay, lựa chọn giải quyết trọng tài cũng đã trở nên phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp bởi ưu điểm của phương pháp này: Quyết định của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Việt giải quyết bằng trọng tài sẽ mất ít thời gian hơn so với giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng tại Tòa án nhân dân.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top