Trong tố tụng hình sự, quyền của bị cáo và vai trò của luật sư hình sự là những yếu tố thiết yếu đảm bảo công bằng và quyền lợi hợp pháp cho những người bị buộc tội. Khi một cá nhân bị cáo buộc phạm tội, họ không chỉ đối mặt với nguy cơ bị kết án mà còn phải vật lộn với hệ thống pháp lý có thể rất phức tạp. Do đó, việc hiểu rõ quyền của bị cáo và sự hỗ trợ của luật sư hình sự là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi cá nhân và đạt được một vụ xử công bằng.
Quyền của bị cáo
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Xem thêm: Những thủ tục pháp lý quan trọng khi thuê luật sư bào chữa hình sự
Vai trò của luật sư hình sự
Vai trò luật sư hình sự trong giai đoạn khởi tố vụ án
Ở giai đoạn khởi tố này có thể nói là luật sư tham gia sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Việc có luật sư ở bên cạnh trong những lần đầu lấy lời khai là vô cùng quan trọng, vô cùng giá trị và không gì có thể đánh đổi được.
Có luật sư những người tham gia tố tụng sẽ hiểu rõ được các quyền của mình, sẽ vững tâm lý để đưa ra những lời khai mạch lạc, thống nhất theo một trật tự, trình tự diễn biến của sự việc khách quan. Từ đó, các lần khai tiếp theo người tham gia tố tụng sẽ có một tư duy, trí nhớ sắp xếp logic sẵn trong trí nhớ để trình bày mạch lạc với cơ quan tiến hành tố tụng.
Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố
Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.
Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
Vai trò của luật sư hình sự bào chữa tại phiên tòa
Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.
Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận
Xem thêm: