Quy trình giải quyết tranh chấp lao động của luật sư doanh nghiệp

Tranh chấp lao động là một vấn đề phổ biến trong môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. Khi có tranh chấp lao động phát sinh, việc giải quyết một cách công bằng và hiệu quả là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ lao động tích cực và ổn định trong doanh nghiệp.

Trong bối cảnh này, vai trò của luật sư doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng, họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật dân sự 2019, tranh chấp lao động là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên chủ thể (người lao động và người sử dụng lao động) trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động và các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Có hai loại tranh chấp lao động là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động của luật sư doanh nghiệp

Tôn trọng quyền tự quyết thông qua thương lượng của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Coi trọng việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài dựa trên sự tôn trọng quyền lợi của cả hai bên tranh chấp và lợi ích chung của xã hội, tuân theo pháp luật.

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật.

Đảm bảo sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu từ bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được cả hai bên tranh chấp đồng ý.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của luật mới nhất năm 2024

Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Đối với tranh chấp lao động cá nhân

  1. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động
    Các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

    – Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    – Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    – Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

    – Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    – Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

    Các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải nêu trên hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

    – Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao động;

    – Yêu cầu Tòa án giải quyết.

  2. Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động
    Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  3. Giải quyết tranh chấp tại tòa án
    – Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên.
    – Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xem thêm: Cập nhật mới nhất về luật lao động năm 2024

Đối với tranh chấp lao động tập thể

Phân loại thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể:

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

    – Hòa giải viên lao động;

    – Hội đồng trọng tài lao động;

    – Tòa án nhân dân.

    Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

  2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích:
    Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:

    – Hòa giải viên lao động;

    – Hội đồng trọng tài lao động.

    Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top