Singapore là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định qua các năm. Với hàng loạt các máy móc, cơ sở hạ tầng hiện đại, Singapore ngày càng thu hút các nhà đầu tư đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Vậy quy định mới nhất của pháp luật để mở chi nhánh công ty tại Singapore là gì?
Quy định của pháp luật Việt Nam về mở chi nhánh công ty tại nước ngoài
Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong và ngoài nước. Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định việc mở chi nhánh của công ty tại nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Như vậy doanh nghiệp muốn mở chi nhánh công ty tại Singapore thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam lẫn pháp luật Singapore.
Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, có quyền đăng ký con dấu, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế, V/v. Khách hàng có thể đến chi nhánh để giao dịch, ký kết hợp đồng mà không cần trực tiếp đến trụ sở công ty. Do những ưu điểm này mà nhiều công ty Việt Nam sử dụng chi nhánh để mở rộng phạm vi kinh doanh, tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài.
Xem thêm: Doanh nghiệp Việt Nam muốn mở chi nhánh tại Hàn Quốc cần lưu ý những gì?
Thủ tục thành lập chi nhánh tại Singapore
Thủ tục cấp GCN đầu tư ra nước ngoài
Trước khi tiến hành đầu tư thành lập chi nhánh tại Singapore, Nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục cấp GCN đầu tư ra nước ngoài.
Quy định này nhằm kiếm soát đầu tư và phát triển kinh tế Việt Nam, cũng như nguồn vốn đầu tư và lợi nhuận thu về sau dự án đầu tư được minh bạch.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
- Văn bản Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Văn bản ủy quyền
Xem thêm: 4 bước cần chuẩn bị trước khi thành lập chi nhánh
Thủ tục thành lập chi nhánh tại Singapore
Tại Singapore, nhà đầu tư cũng cần thực hiện thủ tục cấp GCN đầu tư tại Singapore
Hệ thống pháp luật Singapore đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Anh. Cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh là Cơ quan quản lý kế toán và doanh nghiệp của Singapore (ACRA). Thủ tục này có thể được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống đăng ký trực tuyến của ACRA.
Cũng như Việt Nam, Singapore cũng đưa ra những quy định, ưu đãi riêng đối với từng ngành nghề kinh doanh, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư cần xin giấy phép kinh doanh tại Singapore. Theo thông tin từ trang Đăng ký kinh doanh, Singapore có 3 loại giấy phép phổ biến, đó là:
- Giấy phép bắt buộc:
Đây là loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp kinh doanh nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp mà chỉ một số loại hình doanh nghiệp nhất định đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt này trước khi họ có thể hoạt động. Ví dụ như: Trường tư, các công ty sản xuất video, công ty du lịch, các nhà phân phối rượu, người cho vay, các ngân hàng và các trung tâm chăm sóc trẻ em… Chủ thể kinh doanh sẽ cần phải có giấy phép này khi đăng ký kinh doanh với ACRA.
Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải có giấy phép này thì mới được đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, có thể mất từ 14 ngày đến 2 tháng để có được tất cả các giấy phép cần thiết, để thành lập doanh nghiệp. Điều đặc biệt, pháp luật Singapore tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ thể kinh doanh bằng cách cho phép họ có thể đăng ký kinh doanh và nộp đơn xin giấy phép bắt buộc cùng một lúc bằng cách sử dụng dịch vụ cấp GPKD trực tuyến (OBLS). - Giấy phép nghề nghiệp:
Một cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (ví dụ như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý…), phải có giấy phép nghề nghiệp. Loại giấy phép này không cấp cho doanh nghiệp mà cấp cho cá nhân là người quản lý doanh nghiệp hoặc các nhân viên của doanh nghiệp đó. Những ngành phổ biến, yêu cầu phải có giấy phép nghề nghiệp ở Singapore đó là: bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán… Giấy phép này sẽ được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tương ứng. - Giấy phép hoạt động kinh doanh:
Sau khi được thành lập, đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: dựng biển quảng cáo trên cơ sở của doanh nghiệp, thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán những hàng hóa bị kiểm soát như rượu, thuốc lá… doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động đó khi được cấp giấy phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: