Những phương pháp và chiến lược phổ biến mà luật sư giải quyết tranh chấp sử dụng

Tranh chấp là một khía cạnh không thể tránh khỏi trong cuộc sống và kinh doanh. Dưới đây là một số phương pháp và chiến lược phổ biến mà luật sư giải quyết tranh chấp sử dụng.

 

Những phương pháp phổ biến mà luật sư giải quyết tranh chấp sử dụng

Thương lượng

Thương lượng là một phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi để giải quyết tranh chấp. Các bên trong tranh chấp áp dụng phương pháp này để giải quyết mọi tranh chấp trong đời sống xã hội.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm, bao gồm tính đơn giản, ít tốn kém và không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp. Nó cũng đảm bảo tính uy tín và bí mật trong kinh doanh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên. Thậm chí, nó còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác sau khi thương lượng thành công.

Nếu thương lượng thành công, hai bên sẽ đạt được một thoả thuận dựa trên ý nguyện của cả hai. Thỏa thuận này sẽ được coi là một hợp đồng và được công nhận bởi pháp luật. Hai bên có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Đặc điểm của phương thức thương lượng:

  • Các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.
  • Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
  • Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Hòa giải

Hòa giải là quá trình các bên tranh chấp đàm phán với sự trợ giúp của một bên thứ ba, được gọi là Hòa giải viên.

Hòa giải tương đồng với thương lượng, nhưng khác biệt ở việc có sự hiện diện của bên thứ ba để điều tiết quá trình hòa giải. Hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết cuối cùng như trọng tài, mà chỉ giúp các bên tiến hành hòa giải theo một trình tự nhất định, đảm bảo tiến trình hòa giải diễn ra đúng hướng.

Đặc điểm của phương thức hòa giải:

  • Việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải có sự xuất hiện của bên thứ ba đóng vai trò là trung gian hoà giải (do các bên tranh chấp lựa chọn) để giúp các bên tìm được giải pháp tối ưu, hạn chế tranh chấp phát sinh.
  • Hoà giải mang tính chất tự nguyện và có thể kéo dài tuỳ thuộc vào mong muốn của các bên. Việc bắt đầu hay kết thúc hoà giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên.

Trọng tài

Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Đặc điểm của trọng tài thương mại

  • Phương thức giải quyết bằng trọng tài đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng.
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có thể thoả thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án

Toà án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp do vậy phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Toà án phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự nhất định mà pháp luật đã quy định. Cụ thể được quy định chi tiết tại điều 683 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Đặc điểm của tòa án:

  • Đây là hình thức giải quyết mang tính cưỡng chế cao nhất, được tiến hành thông qua hoạt động của cơ quan tài phán. Bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành theo đúng quy định pháp luật.
  • Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án như kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng,…
  • Đương sự có thể tiến hành kháng cáo, yêu cầu xét xử lại nếu thấy phán quyết của Tòa không thỏa đáng.
  • Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử vì vậy nhờ có nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được công bằng, khách quan tuân theo quy định của pháp luật.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường phức tạp, lâu dài, tốn kém hơn và không có tính bảo mật thông tin cao như phương thức thương lượng.

Xem thêm: 

Những chiến lược phổ biến mà luật sư sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp

Thu thập chứng cứ và các thông tin liên quan đến cuộc tranh chấp: Ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ, Luật sư sẽ chủ động khai thác thông tin từ khách hàng cũng như các bên liên quan để nắm được đầy đủ thông tin về tình trạng doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, mong muốn của các bên…

Nắm rõ thông tin và tài liệu liên quan: Để thành công trong việc giải quyết tranh chấp, luật sư cần phải nắm rõ thông tin và tài liệu liên quan đến vụ việc. Việc này bao gồm việc thu thập chứng cứ, tài liệu hợp đồng, thông tin về các bên liên quan và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đó. Bằng cách nắm rõ thông tin và tài liệu liên quan, luật sư có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của vụ việc, từ đó đưa ra chiến lược giải quyết phù hợp.

Trước khi bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp, luật sư cần phải xác định rõ ràng mục tiêu mà họ muốn đạt được cho khách hàng. Mục tiêu có thể là giảm thiểu thiệt hại, đạt được sự công bằng cho khách hàng, hoặc đạt được sự đền bù từ bên đối tác. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp luật sư tập trung vào những biện pháp cụ thể để đạt được kết quả mong muốn.

Tranh chấp thường được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán. Luật sư cần phải có kỹ năng đàm phán để tìm ra phương án giải quyết có lợi cho khách hàng mà không cần phải qua xử lý tố tụng. Đàm phán giải quyết ngoại phạm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo ra sự hài lòng cho cả hai bên.

Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top