Quy định của pháp luật về trình tự xét xử tái thẩm vụ án hình sự

Tái thẩm và trình tự xét xử tái thẩm vụ án hình sự được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 397 BLTTHS năm 2015, tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Trình tự xét xử tái thẩm vụ án hình sự được hiểu là giai đoạn tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về quyền kháng cáo trong tố tụng hình sự

Trình tự xét xử tái thẩm vụ án hình sự

Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 398 BLTTHS năm 2015)

Có 4 căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

– Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

– Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

– Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

– Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về trình tự phúc thẩm vụ án Hình sự

Thủ tục thông báo và xác minh tình tiết mới được phát hiện

Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Xem thêm: Quy định pháp luật về trình tự xét xử giám đốc thẩm vụ án Hình sự

Xét xử theo thủ tục tái thẩm

Khi xét xử theo thủ tục tái thẩm, những quy định đối với những người tham gia phiên tòa tái thẩm, thành phần hội đồng tái thẩm, chuẩn bị phiên tòa và thủ tục phiên tòa tái thẩm, thời hạn tái thẩm giống như đối với việc xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể:

– Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên toà, một thành viên hội đồng tái thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của hội đồng tái thẩm hỏi thêm thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp viện kiểm sát kháng nghị thì kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.

– Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà hội đồng tái thẩm yêu cầu.

– Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

– Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa tái thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án

– Các thành viên hội đồng tái thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng tái thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

Xem thêm: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự năm 2024

Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm (Điều 402 BLTTHS năm 2015)

Khi xét xử tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm có quyền quyết định:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

– Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top