Đối với mỗi người hay doanh nghiệp khi kinh doanh thì hợp đồng ngoại thương nắm giữ vai trò hết sức quan trọng và cần thiết phải có. Vậy những điều cần lưu ý trong hợp đồng ngoại thương là gì? Chi tiết tại bài viết dưới đây.
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương hay còn được hiểu là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được thỏa thuận bởi hai chủ thể có trụ sở, cơ sở kinh doanh đặt tại hai quốc gia khác nhau.
Theo hợp đồng đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng. Ví dụ: Hợp đồng xuất khẩu gạo giữa Việt Nam và Mỹ.
Hợp đồng ngoại thương và một số điều cần lưu ý
Về chủ thể của hợp đồng ngoại thương
Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là thương nhân có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Ví dụ: Hợp đồng mua bán ngoại thương giữa thương nhân bán là Việt Nam và thương nhân mua là Pháp.
Về đối tượng của hợp đồng
Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
Về đồng tiền thanh toán
Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung. Ví dụ: hợp đồng mua bán ngoại thương được giao kết giữa người bán Italia và người mua Pháp, hai bên thỏa thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Do Italia và Pháp đều cùng trong Liên minh Châu Âu nên đồng euro đều là nội tệ của cả hai thương nhân.
Về ngôn ngữ của hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài.
Về luật điều chỉnh hợp đồng
Xuất phát từ tính chất quốc tế của các hợp đồng mua bán ngoại thương, do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào). Thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương
Để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực, cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, về đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng ngoại thương là những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn luật quản lý ngoại thương, đại lý, gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Thứ hai, về chủ thể của hợp đồng ngoại thương. Chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải là pháp nhân, có đăng ký kinh doanh, có năng lực hành vi do luật quốc tịch của nước đó quy định và có năng lực pháp luật.
Thứ ba, về nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp và có đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Thứ tư, về hình thức của hợp đồng ngoại thương. Hình thức của hợp đồng ngoại thương được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Xem thêm: