Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng hiện nay

Bán phá giá là hiện đang là một vấn đề quan ngại gây ảnh hưởng đến sự công bằng trong kinh doanh, gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế. Vậy hãy cùng tìm hiểu các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng hiện nay.

Biện pháp chống bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế, được hiểu là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. Theo đó, chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này. Theo Khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: “Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.” Xem thêm: 

Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng hiện nay

Khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm: 1. Áp dụng thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá: – Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể; – Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. 2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận. Tóm lại, có hai biện pháp chống bán phá giá được áp dụng hiện nay đó là: (i) áp dụng thuế chống bán phá giá và (ii) cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân ản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận. Xem thêm: 

Nếu bán phá giá thì có bị xử lý gì không? Phạt như thế nào?

Hành vi bán phá giá có thể xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Tùy từng trường sẽ có chế tài cụ thể khác nhau. Căn cứ Điều 8 và Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định một số hành vi lạm dụng như sau: – Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi vi phạm tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP – Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. – Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; + Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. – Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây: + Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; + Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; + Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng; + Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác. – Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. – Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền; + Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; + Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; + Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; + Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng. Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top