Thủ Tục Ly Hôn Theo Quy Định Của Pháp Luật Hiện Hành

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014, quá trình giải quyết ly hôn là một quy trình đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục tố tụng và quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đối mặt với những khó khăn về các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục giải quyết ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi và hợp pháp của các bên cũng như của con cái sau ly hôn, giải quyết ly hôn theo đúng quy định của pháp luật là rất quan trọng.

Vì vậy, trong bài viết dưới đây, La Défense sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hãy cùng La Défense tìm hiểu về định nghĩa ly hôn, quy định về quyền và các trường hợp tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn, cũng như quy trình, thời gian, cơ quan có thẩm quyền và giải quyết các vấn đề sau ly hôn.

Toà án có thầm quyền giải quyết.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết ly hôn được xác định như sau:

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi bị đơn đang cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn, bỏ vợ hoặc chồng, và hủy việc kết hôn trái pháp luật.

1. Đối với trường hợp ly hôn khi vợ chồng là công dân Việt Nam:

  • Theo quy định tại Điều 35; Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân: Tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi một trong hai bên đang cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

2. Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài:

  • Theo quy định tại Điều 37; Điều 469; Điều 470 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Thẩm quyền giải quyết các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. 
  • Cụ thể, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tỉnh/thành phố nơi một trong hai bên đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp một hoặc cả hai bên là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập… tại nước ngoài.

Như vậy, khi có yếu tố nước ngoài liên quan, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp tỉnh, không phải Tòa án cấp huyện, để đảm bảo xử lý thống nhất.

Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật
Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật

Xem thêm:

Quá trình nộp đơn giải quyết ly hôn thuận tình diễn ra theo các bước sau:

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định quá trình nộp đơn và giải quyết ly hôn thuận tình diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng.

Bước 2: Tòa án, sau khi nhận hồ sơ, sẽ tiến hành kiểm tra đơn và thông báo về số tiền tạm ứng phí án.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng phí án dân sự sơ thẩm và sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày làm việc, Tòa án sẽ tổ chức phiên hòa giải.

Bước 5: Sau 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu các bên không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận ly hôn.

Quá trình nộp đơn giải quyết ly hôn đơn phương

Trong trường hợp ly hôn đơn phương, quy trình giải quyết sẽ được thực hiện theo trình tự 05 bước sau: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn, nộp hồ sơ đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết đơn ly hôn đơn phương, Tòa án tiến hành hòa giải, nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn đơn phương.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn;

Bước 2: Nộp hồ sơ đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền;

Bước 3: Sau 5 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết đơn ly hôn đơn phương;

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải;

Bước 5: Nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn đơn phương tại Chi cục Thi hành án

Ly hôn theo quy định của pháp luật
Ly hôn theo quy định của pháp luật

Xem thêm:

Quy trình nộp đơn giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là trường hợp ly hôn có đương sự là người nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài. Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Pháp luật Việt Nam quy định 03 trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

  • Ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài;
  • Ly hôn giữa hai người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Ly hôn giữa người Việt Nam nhưng có căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân tuân theo quy định của luật pháp nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc có phần tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện qua 05 bước như sau:

Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài;

  • Đơn xin ly hôn.
  • Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;
  • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);
  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;
  • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài;’

Bước 3: Tòa án xử lý hồ sơ;

Bước 4: Tòa án xử lý hồ sơ, nộp tiền án phí/ lệ phí;

Bước 5: Tòa án mở phiên tòa giải quyết và ra quyết định.

Ly hôn theo quy định của pháp luật
Ly hôn theo quy định của pháp luật

Xem thêm:

Thời gian giải quyết:

– Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm tối đa là 08 tháng.

– Thời hạn giải quyết kháng cáo ly hôn:

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày;
  • Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày.

Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu;

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu/CMND của vợ và chồng;

– Bản sao công chứng giấy khai sinh của con;

– Các hồ sơ, tài liệu khác chứng minh tài sản chung như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm (bản sao công chứng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

To Top